Nhật Bản không thể chống chọi nếu Triều Tiên tấn công?

Không chỉ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang rất cần tới sự hỗ trợ của Mỹ để phòng thủ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên, các quan chức quân sự nước này nói với Reuters.

Nhật Bản không thể chống chọi nếu Triều Tiên tấn công? - 1

Hệ thống tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản

Tokyo và Bình Nhưỡng đã bước vào một cuộc chạy đua vũ trang từ năm 1998 khi Triều Tiên bắn một tên lửa vào Nhật Bản. Các vụ thử tên lửa thành công gần đây của Triều Tiên đã khiến cuộc chạy đua vũ trang có khả năng kéo dài gần 2 thập kỉ, trong đó Tokyo không thể chắc chắn mình có thể chống lại một cuộc tấn công tên lửa của Bình Nhưỡng mà không cần sự giúp đỡ của Mỹ, các nguồn tin quân sự nói với Reuters.

Dưới thời nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, Triều Tiên đã phóng thử nghiệm 21 tên lửa đạn đạo từ đầu năm đến nay, một số lượng chưa từng có, đe các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.

"Họ tiến bộ nhanh hơn dự kiến", một chỉ huy quân sự cấp cao của Nhật Bản cho biết. "Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện tại của chúng tôi chỉ có giới hạn”, ông nói thêm và yêu cầu ẩn danh vì không có quyền trả lời báo chí.

Kế hoạch nâng cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Nhật Bản dự kiến bắt đầu sớm nhất vào tháng 4 năm sau. Và việc triển khai các hệ thống mới nhằm tiêu diệt đầu đạn phải mất nhiều năm mới hoàn thành.

Nhật Bản không thể chống chọi nếu Triều Tiên tấn công? - 2

Nhật sẽ phải dựa dẫm nhiều hơn vào đồng minh Mỹ để phòng vệ trước các cuộc tấn công của Triều Tiên

Kế hoạch này bị hạn chế bởi các kế hoạch sản xuất và ngân sách chặt chẽ của Nhật Bản. Vì thế, thay vào đó, nước này có thể sẽ phải dựa dẫm nhiều hơn vào đồng minh Mỹ để phòng vệ trước các cuộc tấn công của Triều Tiên, các nguồn tin cho biết.

"Lựa chọn duy nhất của chúng tôi bây giờ có thể là dựa vào Mỹ để ngăn chặn các cuộc tấn công”, một nguồn tin khác của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) tiết lộ.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Chỉ huy Gary Ross, nói rằng Mỹ gần đây đã tái khẳng định cam kết "kiên định và cứng rắn" của mình để bảo vệ cả Hàn Quốc và Nhật Bản, “được đảm bảo bởi tất cả khả năng quân sự của Mỹ bao gồm các khả năng thông thường, hạt nhân và phòng thủ tên lửa".

"Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Hàn Quốc và những nỗ lực của Nhật Bản để tăng cường khả năng phòng thủ của họ chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên", Ross nói trong một bài phỏng vấn qua email.

Nhật Bản không thể chống chọi nếu Triều Tiên tấn công? - 3

Thành viên của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản canh gác gần hệ thống tên lửa PAC-3

Hiện tại, Nhật Bản đang phải phòng thủ bằng một lực lượng đang suy giảm. Nước này có 4 tàu khu trục Aegis, mỗi tàu trang bị 8 tên lửa SM-3. Tuy nhiên, 2 trong số 4 tàu đang được bảo trì, nên chỉ có 2 tàu sẵn sàng trông chừng các tên lửa của Triều Tiên, một nguồn tin khác của SDF nói với Reuters.

Các mối đe dọa từ Triều Tiên "xuất hiện đúng thời điểm chúng tôi phải đối mặt với sự suy giảm đội tàu Aegis ", ông nói. "Hợp tác với các tàu Aegis của Mỹ triển khai tại Nhật Bản là rất quan trọng."

Đến tháng 3 năm 2019, Nhật Bản dự định sẽ có 8 tàu Aegis, nhưng do đào tạo và bảo trì, chỉ có 2 tàu có thể tuần tra thường xuyên cùng lúc.

Trước khi các vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra, trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở khu vực, Mỹ đã tăng số lượng tàu Aegis của nước này từ 7 lên 10 tàu trong vòng 2 năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN