Nhân vật quyền lực đứng sau đảo chính quân sự, bắt giữ lãnh đạo Myanmar

Tướng Min Aung Hlaing (64 tuổi), Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, còn được gọi là “tư lệnh tối cao” vì nắm quyền lực bậc nhất, có quyền chi phối chính phủ.

Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing hiện là nhân vật quyền lực nhất ở Myanmar.

Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing hiện là nhân vật quyền lực nhất ở Myanmar.

Myanmar là quốc gia Đông Nam Á có thể chế chính trị phức tạp. Kể từ khi độc lập khỏi người Anh năm 1948, quân đội Myanmar từng bước nắm quyền kiểm soát và toàn quyền lãnh đạo đất nước vào năm 1962.

Mãi đến năm 2011, quân đội Myanmar mới trao quyền lãnh đạo trở lại cho chính quyền dân sự, sau khi trả tự do cho nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi.

Tuy nhiên, quân đội Myanmar không từ bỏ quyền lực hoàn toàn. Tướng Min Aung Hlaing giữ chức vụ Tổng tư lệnh trong chính quyền mới, nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ và toàn quyền kiểm soát quân đội theo Hiến pháp Myanmar năm 2008.

Các chuyên gia nhận định, tướng Aung Hlaing chỉ miễn cưỡng chia sẻ quyền lực với chính quyền dân sự để xoa dịu những người biểu tình dân chủ, trong khi vẫn đảm bảo quyền tự chủ của quân đội.

Tướng Aung Hliang là người nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Myanmar. Tài khoản Facebook chính thức của ông có 1,3 triệu người đăng ký theo dõi. Không có nhiều thông tin về tiểu sử cá nhân của tướng Augn Hilang, theo tờ TIME.

Theo lời kể của những người bạn học cũ với Reutere, tướng Aung Hlaing là học viên quân sự bình thường. Ông chỉ thi đỗ vào Học viện quân sự Myanmar trong lần thứ ba. Ông dành phần lớn thời gian phục vụ trong quân ngũ cho cuộc chiến với quân nổi dậy ở biên giới phía đông Myanmar.

Đám đông biểu tình ủng hộ quân đội Myanmar.

Đám đông biểu tình ủng hộ quân đội Myanmar.

Năm 2009, Aung Hlaing giám sát các hoạt động quân sự dọc biên giới Myanmar-Trung Quốc. Với đường lối lãnh đạo cứng rắn, tướng Aung Hlaing đã dập tắt phong trào nổi dậy của Peng Jiasheng, nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn ở vùng biên giới, đẩy 30.000 người ly khai sang Trung Quốc tị nạn.

Phương Tây ban đầu đón chào Tổng tư lệnh Aung Hlaing, coi ông là người trợ giúp đắc lực cho chính quyền dân sự. Nhưng mọi hi vọng đã tan biến khi tướng Aung Hlaing tuyên bố quân đội vẫn cần phải can thiệp vào nền chính trị Myanmar.

Năm 2015, sau khi bà Aung San Suu Kyi trở thành lãnh đạo Myanmar, ông Aung Hlaing nói trên BBC rằng mình không đảm bảo khi nào chính quyền dân sự sẽ nắm toàn quyền kiểm soát. “Có thể là 5 năm hoặc 10 năm tới. Tôi không nói trước được”, tướng Aung Hlaing nói.

Theo Hiến pháp Myanmar sửa đổi năm 2008, tướng Aung Hlaing đóng vai trò như “tư lệnh tối cao”, tự mình đưa ra đường lối chính sách cho quân đội, tự bổ nhiệm cấp dưới và không cần nghe lệnh từ chính quyền dân sự.

Trong khi chính quyền dân sự Myanmar chỉ có thể ban hành luật, thực thi hay không là do quyết định của tướng Aung Hlaing. Toàn bộ lực lượng cảnh sát, quân đội, biên phòng đều nghe lệnh tướng Aung Hlaing.

Bà Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt giữ vào sáng ngày 1.2.

Bà Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt giữ vào sáng ngày 1.2.

Dưới sự lãnh đạo của tướng Aung Hlaing, quân đội cũng kiểm soát hai công ty cổ phần lớn nhất Myanmar, bao gồm Union of Myanmar Economic Holdings Ltd và Myanmar Economic Corporation.  Quyền lãnh đạo kinh tế giúp quân đội Myanmar có tiền chi trả lương hưu cho binh sĩ, độc quyền kiểm soát hoạt động buôn bán rượu bia và thuốc lá, thậm chí có ảnh hưởng đến khai thác khoáng sản như nhiên liệu hóa thạch và khai thác gỗ.

Ông Aung Hlaing cũng có quyền chỉ định 1/4 tổng số ghế trong Quốc hội Myanmar, đảm bảo quyền phủ quyết cho mọi nỗ lực sửa đổi Hiến pháp của chính quyền dân sự, vì thay đổi Hiến pháp ở Myanmar cần 75% sự tán thành trong Quốc hội.

Nếu chính quyền dân sự đi quá xa, tướng Aung Hlaing luôn để ngỏ khả năng phát động đảo chính vì “quân đội có quyền tiếp quản và đảm bảo chủ quyền đất nước”.

Hôm 27.1, tướng Aung Hlaing tuyên bố có thể thu hồi quyền lãnh đạo của chính quyền dân sự nếu các quy định pháp luật không được tuân thủ. Người dân Myanmar sau đó nhìn thấy xe bọc thép xuất hiện trên đường phố ở một số thành phố lớn.

Đến ngày 30.1, quân đội Myanmar vẫn phủ nhận đảo chính, cho rằng các phương tiện truyền thông đã xuyên tạc tuyên bố của tướng Aung Hlaing.

Rạng sáng ngày 1.2, quân đội Myanmar bất ngờ bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và một loạt quan chức cấp cao trong chính phủ.  Theo truyền thông địa phương, quân đội thực thi quyền kiểm soát trên khắp Myanmar, phong tỏa tòa nhà Quốc hội.

Kênh truyền hình Quốc gia Myanmar tạm thời ngừng phát sóng sau khi quân đội tiếp quản. Người dân ở nhiều khu vực thuộc Myanmar, đặc biệt là tại các thành phố lớn, thông báo tình trạng mất sóng điện thoại và internet. Mọi hoạt động liên lạc đã bị cắt đứt.

Nữ lãnh đạo Myanmar nói gì sau khi bị quân đội bắt giữ?

Sáng 1/2, nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint, cùng một số lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền NLD...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN