Nhân tố đặc biệt giúp Trung Quốc phá "thế cô lập"
Trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc và thế cô lập từ một số nước, đặc biệt là Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giữ gìn quan hệ ngoại giao với các nước ở khu vực châu Phi. Đây cũng là một trong những tâm điểm trong bài phát biểu của ông Tập tại cuộc họp giữa 194 nước thành viên WHO được tổ chức mới đây.
Trong cuộc họp thành viên WHO hôm 18.5, ông Tập đã đại diện Trung Quốc cam kết sẽ chi 2 tỷ USD trong vòng 2 năm nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong cuộc chiến với Covid-19.
Ông Tập dường như muốn nhắc nhở các nước đang phát triển tại châu Phi rằng, Trung Quốc đã có nhiều hỗ trợ cho 200 triệu dân châu Phi trong hàng chục năm qua.
Mặc dù chưa có quốc gia gia châu Phi nào công khai chỉ trích cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc, nhưng nhiều nước châu Phi đã ủng hộ nghị quyết do Liên minh châu Âu đề xuất nhằm kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về Covid-19.
Trước đó, một số quốc gia châu Phi cũng phàn nàn về việc công dân nước họ bị phân biệt đối xử tại Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, khi Covid-19 đang khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế, bài phát biểu của ông Tập trong cuộc họp của WHO đã cho thấy Bắc Kinh cần có sự ủng hộ của những nước châu Phi nhiều như thế nào.
Trung Quốc gửi vật tư y tế đến hỗ trợ châu Phi (ảnh: Xinhua)
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Phi đang ngày càng khăng khít trong thời gian gần đây thông qua hàng loạt các khoản vay trị giá hàng trăm tỷ USD đến từ Bắc Kinh.
Ở chiều ngược lại, châu Phi cũng chứng tỏ là một kênh ngoại giao quan trọng đối với Trung Quốc. Năm 1971, Trung Quốc đại lục thành công trong việc đề xuất trục xuất Đài Loan khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với sự ủng hộ to lớn từ các nước châu Phi. Chỉ tính riêng khu vực châu Phi, Trung Quốc đại lục khi đó đã có 26/76 phiếu thuận cần thiết để đề xuất nói trên được thông qua.
Trong những thập kỷ tiếp theo, khi Trung Quốc phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ phương Tây, các nước châu Phi đã tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với Bắc Kinh.
Điển hình là tại Thế vận hội Olympic 2008 tổ chức tại Bắc Kinh, trong khi một số nước phương Tây đe dọa sẽ tẩy chay sự kiện này, các nước châu Phi đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ Trung Quốc.
Gần đây nhất, khi Mỹ tăng sức ép đối với “gã khổng lồ” công nghệ Huawei, cáo buộc công ty này là “con ngựa thành Troy” của Trung Quốc, những nước châu Phi, dẫn đầu bởi Kenya và Nam Phi đã hoan nghênh sự hiện diện của Huawei.
Nhân viên y tế dỡ hàng viện trợ từ Trung Quốc tại Ethiopia (ảnh: Xinhua)
Theo các chuyên gia, khi Mỹ đẩy mạnh những cáo buộc, mà theo Trung Quốc là để “đổ lỗi” cho nước này về dịch Covid-19, Bắc Kinh sẽ một lần nữa cần đến sự ủng hộ của các nước châu Phi.
“Mỗi lần Mỹ hoặc phương Tây chỉ trích Trung Quốc, Bắc Kinh lại nhờ đến ‘tình bạn lâu năm’ với các nước tại châu Phi. Trung Quốc cần các quốc gia tại châu Phi để chứng minh rằng, họ sẽ không bị cô lập trên trường quốc tế. Và lần này, trong dịch Covid-19, điều đó cũng không ngoại lệ”, Lina Benabdallah – chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Wake Forest (Mỹ), nhận xét.
Thông qua những hỗ trợ về nhân lực, vật lực tới châu Phi trong dịch Covid-19, Trung Quốc muốn thể hiện nước này đang dẫn đầu thế giới về phản ứng với dịch bệnh.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc “bày tỏ sự quan tâm” đến châu Phi trong một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Tháng 11.2014, Trung Quốc đã gửi 123 triệu USD hỗ trợ xử lý dịch Ebola toàn cầu, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Phi.
Quốc gia này đang cho phép chôn cất các bệnh nhân mắc “bệnh về đường hô hấp” một các nhanh chóng và không cần thông...
Nguồn: [Link nguồn]