Nhận thư của G7, EU về Triều Tiên, Trung Quốc trả lời dứt khoát

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Hôm 24-7, Trung Quốc khẳng định họ "nghiêm túc thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên".

Theo Reuters, tuyên bố trên là phản ứng của Trung Quốc về lá thư từ Nhóm 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác, trong đó kêu gọi Bắc Kinh ngăn chặn Bình Nhưỡng trốn tránh lệnh trừng phạt bằng cách sử dụng vùng biển của Trung Quốc.

Lá thư được gửi hôm 21-7, nội dung bày tỏ lo ngại về “sự hiện diện liên tục của nhiều tàu chở dầu và chúng sử dụng lãnh hải của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán các sản phẩm dầu mỏ bị trừng phạt tới Triều Tiên".

Lá thư được ký bởi Nhóm G7 - gồm Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh - cùng với Úc, New Zealand, Hàn Quốc và EU trước chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Trung Quốc tới Triều Tiên trong tuần này.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun). Ảnh: EPA

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun). Ảnh: EPA

Lá thư được gửi cho Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun). 

Phát ngôn viên phái đoàn Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc đăng trên mạng xã hội Twitter: "Trung Quốc luôn nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế. Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Triều Tiên, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến nối lại đối thoại, tăng cường nỗ lực ngoại giao và thúc đẩy giải pháp chính trị".

Triều Tiên bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt từ năm 2006 vì tiến hành các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa 6 bên giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản đã bị đình trệ vào năm 2009. 

Các cuộc đàm phán giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ khi đó, ông Donald Trump, vào năm 2018 và 2019 cũng thất bại. Kể từ đó, Trung Quốc và Nga đề nghị Liên Hiệp Quốc nới lỏng các biện pháp trừng phạt vì mục đích nhân đạo và để khuyến khích Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.

Năm 2022, Trung Quốc cho biết chìa khóa để giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nằm trong tay Mỹ, đồng thời thúc giục Washington thể hiện “sự chân thành và linh hoạt hơn” nếu muốn có một bước đột phá.

Đáp lại, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Jeffrey DeLaurentis tuyên bố Washington nhiều lần thúc giục Triều Tiên tham gia đối thoại và sẵn sàng thảo luận về bất kỳ chủ đề nào mà Bình Nhưỡng quan tâm.

Dầu Nga phá trần, G7 sắp ”hết phép”?

Giá dầu Nga đã tăng vượt mức giá trần do Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đặt ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN