Nhân quốc khánh, Indonesia đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài

Đánh đắm tàu cá bị thu giữ là thông điệp cứng rắn của Indonesia trong cuộc chiến chống đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông.

Nhân quốc khánh, Indonesia đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài - 1

Ngày 17.8 là quốc khánh Indonesia và nước này sẽ ăn mừng bằng cách rất đặc biệt: đánh đắm 71 tàu cá trái phép, trong đó có một số tàu đến từ Trung Quốc  Đây được xem là một nỗ lực của Jakarta nhằm bảo vệ chủ quyền ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.

Vụ phá hủy tàu cá xảy ra trong tình cảnh khu vực đang rất căng thẳng. Cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Netalegawa nói rằng thách thức với nước này là phải đảm bảo thông điệp đánh đắm tàu cá đưa ra không bị hiểu lầm.

Nhân quốc khánh, Indonesia đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài - 2

Ông Marty nói Indonesia phải thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. “Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đối mặt với thách thức từ việc bị hiểu lầm, tính toán nhầm hoặc vụ việc lẻ tẻ tích tụ thành khủng hoảng lớn”. Ông Marty cũng nói khu vực Biển Đông nên tập trung đối thoại mở và giao tiếp qua đường ngoại giao.

Kể từ cuối năm 2014, Indonesia đã phá hủy hơn 170 tàu cá nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển nước này. Ngoài ra, Jakarta muốn gửi thông điệp tới Trung Quốc vì nước này tuyên bố vùng biển quanh đảo Natuna là một phần ngư trường truyền thống của họ.

Hồi tháng 6, Tổng thống Joko Widodo tổ chức họp nội các trên tàu KRI Imam Bonjol. Đây là tàu chiến chuyên tuần tra mặt nước. Tháng trước, Bộ trưởng Nghề cá và Hàng hải Susi Pudjiastuti nói rằng bà muốn “tổ chức Quốc khánh ở đảo Natuna để chứng kiến tàu cá nước ngoài bị đánh đắm”. Bà Susi cũng tuyên bố chỉ người Indonesia mới được đánh bắt cá ở biển Indonesia.

“Mâu thuẫn ủy nhiệm”

Nhân quốc khánh, Indonesia đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài - 3

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền 80% diện tích Biển Đông nhưng đã bị tòa án quốc tế giáng trả bằng phán quyết lịch sử. Theo đó, cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc đã bị bác bỏ thẳng thừng.

Richard Javad Heydarian, giáo sư ngành khoa học chính trị ở đại học De La Salle ở Philippines nói rằng đảo Natuna đã trở thành một địa điểm “ủy nhiệm” cho mâu thuẫn quy mô lớn ở Biển Đông.

“Tôi nghĩ rằng thông điệp rất rõ ràng: Indonesia sẽ bảo vệ lãnh thổ và chống đối lại Trung Quốc chừng nào Bắc Kinh từ bỏ sự hung hăng của mình”, Richard nói.

Hồi tháng 3, tàu tuần duyên Trung Quốc va chạm với tàu chấp pháp của chính quyền Indonesia khi tàu cá của Bắc Kinh bị kéo khỏi vùng biển Indonesia do đánh bắt trái phép. Hai tuần sau, Jakarta đánh chìm 23 tàu cá và phát sóng công khai trên mạng internet.

Ranh giới mong manh

Nhân quốc khánh, Indonesia đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài - 4

Chính quyền Indonesia đang đi trên một ranh giới mỏng manh giữa việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hay chấp nhận rằng nước này phụ thuộc vào Trung Quốc để xây hạ tầng, phát triển kinh tế.

Trung Quốc hiện nay vượt qua Mỹ, Singapore và Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia với hơn 49,2 tỉ USD trong năm 2015. Năm 2006, con số này chỉ là 16,3 tỉ USD.

Marty, cựu Ngoại trưởng dưới thời cựu Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono nói rằng việc Trung Quốc ngang ngược khẳng định chủ quyền quanh đảo Natuna là một động thái thăm dò tình hình.  Marty nói “không bao giờ có chuyện đây là ngư trường đánh cá từ lâu của Trung Quốc”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN