Nhân loại chỉ còn 10 năm cứu Trái đất khỏi thảm họa đại tuyệt chủng
Cuộc đại tuyệt chủng lần 6 đã và đang xảy ra ngay trong thế kỷ 21 và con người chỉ còn 10 năm để cứu Trái đất khỏi thảm họa không thể đảo ngược, theo Liên Hợp Quốc.
Ước tính 480 triệu sinh vật biến mất trong thảm họa cháy rừng ở Úc.
Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã cảnh báo về việc con người bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần 6 và là lần đầu tiên do con người gây ra. Loài voi có thể biến mất khỏi tự nhiên trong một thế hệ. Quần thể lưỡng cư đang dần sụp đổ. Biến đổi khí hậu đang làm các đại dương ấm lên và axit hóa, đe dọa hủy diệt các rạn san hô.
Thống kê cho thấy 1 triệu loài sinh vật trên Trái đất trong tổng số 8 triệu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ trong vòng 10 năm, nguy cơ tuyệt chủng này đã tăng nhanh và mạnh gấp hàng trăm lần so với mức trung bình của cả 10 triệu năm, Liên Hợp Quốc cho biết.
Các mối đe dọa chính là thu hẹp môi trường sống, khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu và ô nhiễm, báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019 cho biết. Con người đã thay đổi 75% diện tích mặt đất và 66% hệ sinh thái dưới biển kể từ trước thời bùng nổ công nghiệp.
Ước tính gần 600 loài thực vật đã bị xóa sổ trong 250 năm qua và tốc độ tuyệt chủng của các loài sinh vật đã tăng 500 lần so với trước khi con người can thiệp.
Một mối thách thức nữa là sự bùng nổ dân số. Ước tính dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 8,6 tỉ người vào năm 2030 và 9,8 tỉ người vào năm 2050.
Những vấn đề trên đặt ra cho nhân loại nhiều sức ép và được nhắc đến trong Hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hợp quốc năm 2020 tại Côn Minh, Trung Quốc, theo CNN.
"Đa dạng sinh học, và những lợi ích mà nó mang lại, là nền tảng cho sự thịnh vượng của con người và một hành tinh khỏe mạnh", dự thảo đề ra trong hội nghị viết. "Bất chấp những nỗ lực liên tục, đa dạng sinh học đang xấu đi trên toàn thế giới và sự suy giảm này được dự kiến sẽ tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn”.
Các chuyên gia đặt mục tiêu ổn định đa dạng sinh học vào năm 2030 và từ đó cho phép hệ sinh thái phục hồi vào năm 2050, hướng đến tầm nhìn “sống hòa hợp với thiên nhiên”.
Để đạt được mục tiêu, dự thảo nhắc đến 20 mục tiêu trong vòng một thập kỷ tới, từ cắt giảm khí thải carbon cho đến đảm bảo lương thực.
Một mục tiêu đề ra là bảo vệ đa dạng sinh học ở 30% diện tích đất liền và biển, trong đó có 10% diện tích được “bảo vệ nghiêm ngặt”. Một mục tiêu khác là giảm 50% ô nhiễm từ các chất diệt khuẩn, chất thải dưỡng, chất dinh dưỡng dư thừa.
Gấu Bắc cực trong tương lai có thể không còn môi trường sống phù hợp.
Một số mục tiêu cũng tập trung vào nâng cao chất lượng sống của con người như đảm bảo an ninh lương thực và nước sạch ở các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương. Điều này giúp làm giảm “sự xung đột giữa con người và thiên nhiên”.
Chính phủ các nước trên thế giới cần phải hành động “nhanh chóng, lâu dài và tạo ra thay đổi chưa từng có” để giúp...
Nguồn: [Link nguồn]