Nhận hàng chục xe tăng phương Tây, vì sao Ukraine chưa thể sử dụng ngay?

Đầu tuần này, Ukraine đã nhận 18 xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng Leopard 2A6 của Đức và 14 xe tăng Challenger 2 của Anh. Theo các chuyên gia, các mẫu xe tăng này chưa thể sớm được Ukraine tung vào chiến đấu vì lý do khách quan.

Xe tăng hạng nặng Leopard 2A6 do Đức sản xuất.

Xe tăng hạng nặng Leopard 2A6 do Đức sản xuất.

Sự xuất hiện của các xe tăng Leopard 2A6 ở Ukraine được coi là diễn biến đáng chú ý. Vì đây là mẫu xe tăng Leopard 2 cực kỳ hiện đại, chỉ kém 1 bậc so với phiên bản Leopard 2A7 hiện đại nhất. 

Xe tăng Challenger 2 của Anh cũng rất đáng gờm khi được bọc giáp hỗn hợp tin cậy và nòng pháo có thể bắn đạn chứa lõi uranium nghèo.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hiệu quả của xe tăng phụ thuộc vào các hoạt động phối hợp chiến đấu với các loại vũ khí khác, cũng như yếu tố môi trường.

Marina Miron, chuyên gia từ Khoa Nghiên cứu Chiến tranh thuộc Đại học King's College London, Anh, nói các xe tăng phương Tây chưa thể sớm được quân đội Ukraine triển khai chiến đấu.

"Thời tiết trong vài tuần tới ở Ukraine không phù hợp để các xe tăng này hoạt động. Chúng quá nặng nề, sẽ mắc kẹt trong bùn lầy", bà Miron nói trên báo Mỹ Newsweek. Hiện tượng tan băng vào mùa xuân, còn được gọi là mùa lầy lội ở Ukraine, khiến việc di chuyển vũ khí hạng nặng trở nên cực kỳ khó khăn.

"Quân đội Ukraine cố gắng sử dụng xe tăng phương Tây bây giờ cũng là không hợp lý. Các xe tăng sẽ bị giới hạn di chuyển trên đường lớn, rất dễ bị đối phương nắm bắt", bà Miron nhận định.

Mark Cancian, chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, cũng đồng tình. "Quân đội Ukraine sẽ phải chờ đợi, cho đến khi mặt đất rắn lại để mở đợt phản công lớn. Các xe tăng phương Tây cung cấp khi đó cũng sẽ tham gia chiến đấu, cùng với những vũ khí khác", ông Cancian nói trên tờ Newsweek.

Các mẫu xe tăng Liên Xô sản xuất trước đây và Nga ngày nay về cơ bản nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ hơn so với xe tăng phương Tây.

Các mẫu xe tăng Liên Xô sản xuất trước đây và Nga ngày nay về cơ bản nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ hơn so với xe tăng phương Tây.

"Các xe tăng phương Tây được cung cấp vào tháng 3 không có nghĩa là Ukraine phải dùng ngay trong tháng 3", David Dunn, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Birmingham ở Anh, nói.

Theo giáo sư Dunn, việc sớm nhận xe tăng phương Tây giúp quân đội Ukraine có cơ hội để triển khai chiến đấu ngay khi thời cơ đến.

"Đây là khoảng thời gian để Ukraine xây dựng lực lượng hậu cần, tích hợp các xe tăng mới vào lực lượng xung kích", chuyên gia Cancian nhận định.

Các xe tăng Leopard 2 và Challenger 2 mà Ukraine mới nhận có trọng lượng lớn hơn nhiều so với xe tăng T-72 hay T-90 của Nga. Xe tăng Leopard 2 nặng 62 tấn, Challenger 2 nặng tới 75 tấn nếu được bọc giáp đầy đủ. Trong khi đó, Nga có lợi thế chiến đấu về địa hình hơn khi xe tăng T-72 chỉ nặng 44,5 tấn và T-90M nặng 48 tấn.

Theo chuyên gia Cancian, chỉ cần chờ qua giai đoạn này, sang tháng 4 hoặc tháng 5, Ukraine có thể bắt đầu sử dụng xe tăng phương Tây mà mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Ông Cancian nói ưu điểm của các xe tăng phương Tây là hỏa lực và khả năng sống sót.

Tháng 2/2023, Nga gửi thông điệp cảnh báo sẽ bắn cháy xe tăng phương Tây ở Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, quân đội Nga sẽ bắn cháy bất kỳ xe tăng nào của phương Tây ở Ukraine. Ông Peskov ủng hộ việc treo thưởng nhằm khích lệ các binh sĩ khi tìm diệt xe tăng phương Tây.

Điện Kremlin cũng khẳng định tuyên bố, bất kỳ vũ khí nào được phương Tây cung cấp cho Ukraine đều không thể thay đổi mục tiêu của Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Truyền thông Nga nói xe tăng Anh mới chuyển tới Ukraine đã lỗi thời

Hai tháng kể từ khi các quốc gia phương Tây đưa ra cam kết, Ukraine ngày 28/3 đã nhận xe tăng chủ lực Challenger 2 của Anh và Leopard 2A6 của Đức, được cho là giúp cải thiện đáng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Newsweek ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN