Nhận định lạc quan của giáo sư đạt Nobel từng dự báo đúng về dịch Covid-19 ở Trung Quốc

Trong khi nhiều người trên thế giới đang lo lắng về những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thì giáo sư Michael Levitt, người từng đạt giải Nobel về hóa học đến từ Đại học Stanford (Mỹ) lại đưa ra cái nhìn lạc quan hơn về tình hình dịch bệnh.

Dựa trên các số liệu thống kê tại thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát tại Trung Quốc, ông Michael Levitt cho rằng, trái với những dự báo nghiêm trọng về tình hình dịch bệnh, sự lây lan của dịch bệnh sẽ sớm dừng lại.

Kết luận của ông Levitt đã được dịch sang tiếng Trung Quốc và nhận được nhiều sự đón nhận, trở thành đề tài tranh luận sôi nổi tại quốc gia tỷ dân.

Thực tế, kết luận của ông Michael Levitt là chính xác. Số ca nhiễm mới Covid-19 tại Trung Quốc đã bắt đầu giảm dần kể từ ngày 7.2, sau đó 1 tuần, tỷ lệ tử vong do virus cũng bắt đầu giảm.

“Tôi có thể không phải là một chuyên gia dịch tễ học, nhưng tôi hiểu về tính toán và các số liệu thống kê”, ông Levitt trả lời phỏng vấn của tờ Calcalist.

Một người dân ra đường trong dịch Covid-19 tại Pháp (ảnh: AP)

Một người dân ra đường trong dịch Covid-19 tại Pháp (ảnh: AP)

Ông Michael Levitt cho rằng, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng những biện pháp đang được các nước thực hiện và người dân cần phải tuân thủ chúng.

Ông Levitt không có ý định trở thành một nhà tiên tri có thể dự báo trước thời điểm kết thúc của một bệnh dịch. Sau khi Coivd-19 bùng phát, vợ của ông Levitt – bà Shoshan Brosh, một nhà nghiên cứu về nghệ thuật Trung quốc đã gửi nhiều bức thư thăm hỏi bạn bè tại quốc gia này.

“Họ (những bạn bè của bà Brosh ở Trung Quốc) đã miêu tả cho tôi thấy tình hình tại Trung Quốc phức tạp đến mức nào. Vì vậy tôi đã quyết định xem xét các con số một cách kỹ lưỡng với hy vọng sẽ tìm thấy kết luận nào đó”, ông Levitt cho biết.

“Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ nhiễm virus ở tỉnh Hồ Bắc tăng khoảng 30% mỗi ngày, đó là một con số đáng sợ. Tôi không phải chuyên gia về dịch tễ nhưng tôi có thể phân tích các con số và thấy rằng số người bị lây nhiễm virus tăng theo cấp số nhân. Với tốc độ đó, toàn bộ thế giới có thể bị nhiễm Covid-19 trong vòng 90 ngày (nếu không có các biện pháp can thiệp)”, ông Levitt cho biết.

 Phun thuốc khử trùng tại Manila, Philippines (ảnh: AP)

 Phun thuốc khử trùng tại Manila, Philippines (ảnh: AP)

Tuy nhiên, xu hướng lây nhiễm đã có sự thay đổi, khi ông Levitt bắt đầu phân tích dữ liệu vào ngày 1.2, Hồ Bắc có 1.800 ca nhiễm mới mỗi ngày và tổng cộng sau 6 ngày, con số lên tới 4.700 người.

“Từ ngày 7.2, số ca nhiễm mới bắt đầu giảm dần. Một tuần sau đó, điều tương tự cũng xảy ra với số người tử vong. Dựa vào điều đó, tôi kết luận rằng tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc sẽ được cải thiện trong vòng 2 tuần và đúng như vậy, hiện giờ có rất ít ca nhiễm mới”, ông Levitt nói.

Từ những số liệu được cập nhật mỗi ngày của WHO, ông Levitt bắt đầu tính toán thời điểm kết thúc của dịch bệnh và gửi những phân tích về cho các bạn bè ở Trung Quốc. Những đánh giá của ông Levitt nổi tiếng đến nỗi các bạn bè tại Trung Quốc của ông được kênh CGTN (kênh truyền hình lớn tại Trung Quốc) mời phỏng vấn.

“Dựa trên dữ liệu về số ca nhiễm Covid-19 và số ca tử vong, loại virus này có thể biến mất khỏi Trung Quốc vào cuối tháng 3”, ông Levitt nhận định.

“Khi thảo luận về dịch bệnh, nhiều người tỏ ra sợ hãi vì họ liên tục phải nghe về các ca nhiễm mới trong ngày. Nhưng thực tế là tốc độ lây nhiễm đang chậm lại, đồng nghĩa với việc dịch bệnh sắp chấm dứt.

Có một số lý do cho việc này. Trong một mô hình lây nhiễm virus, bạn cho rằng có rất nhiều người nhiễm mới Covid-91 vì họ liên tục gặp gỡ những người mới trong một ngày. Nhưng nếu bạn xét đến vòng lặp tiếp xúc xã hội của riêng bạn, về cơ bản, bạn sẽ chỉ gặp được một số người nhất định trong ngày.

Thế giới đang “căng mình” đối phó Covid-19 (ảnh: CNN)

Thế giới đang “căng mình” đối phó Covid-19 (ảnh: CNN)

Một lý do khác khiến tốc độ lây nhiễm chậm lại đó là sự tuân thủ các hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe. Bạn không ôm mọi người bạn gặp trên đường, không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh, bạn càng làm nhiều những điều như vậy, dịch bệnh sẽ dễ kiểm soát hơn.

Nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị phong tỏa, mọi người chỉ rời nhà để mua sắm nhu yếu phẩm và tránh tiếp xúc với người khác. Tại Vũ Hán, nơi có số người nhiễm virus cao nhất ở Hồ Bắc, tất cả người dân đều có nguy cơ nhiễm virus nhưng lại chỉ có 3% dân số nhiễm bệnh.

Ngay cả trên tàu Diamond Princes, nơi có mật độ người cực đông, tỷ lệ lây nhiễm cũng không quá 20%. Dựa trên những tính toán này, có thể thấy nhiều người đã tự miễn dịch với virus.

Sự bùng phát virus tại Italia là đáng lo ngại, nhưng đây là kết quả khi tỷ lệ người cao tuổi tại Italia lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Văn hóa Italia cũng rất đặc biệt, người dân có nhiều cử chỉ tiếp xúc thân thiết. Vì vậy, điều quan trong cần làm là cách ly và ngăn người bệnh tiếp xúc với những người khỏe mạnh.

Hiện tại, điều tôi lo lắng nhất ở Mỹ đó là vấn đề cách ly. Nếu việc cách ly không được thực hiện tốt, số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ sẽ lên tới 20.000 người và hệ thống y tế sẽ sụp đổ”, ông Levitt cho biết.

Ông Levitt cho rằng, Hàn Quốc đã qua được đỉnh dịch Covid-19 (ảnh: Yonhap)

Ông Levitt cho rằng, Hàn Quốc đã qua được đỉnh dịch Covid-19 (ảnh: Yonhap)

Ông Levitt tránh đưa ra một dự báo về tình hình dịch bệnh toàn cầu, tuy nhiên, ông cho biết, số ca nhiễm mới tại Trung Quốc sẽ sớm đạt đến mức 0. Hàn Quốc cũng đã vượt qua đỉnh dịch và có thể nhận thấy dấu hiệu chấm dứt dịch bệnh.

“Vẫn rất khó để nhận định tình hình dịch bệnh đối với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, dịch bệnh sẽ được kiểm soát khi người nhiễm virus chỉ gặp toàn là những người nhiễm virus khác (theo cơ chế tiếp xúc vòng lặp).

Tàu Diamond Princes là trường hợp xấu nhất. Nếu bạn so sánh con tàu này với một quốc gia, thì chúng ta đang nói về 250.000 người chen chúc nhau trên 1 km vuông. Mật độ này đông gấp 4 lần Hồng Kông.

Cũng giống với bệnh cúm, hầu hết người tử vong vì Covid-19 đều trên 70 tuổi. Thực tế là bệnh cúm chủ yếu nhắm vào người già khi 3/4 số người tử vong vì cúm là người trên 65 tuổi. Có những năm dịch cúm mùa hoành hành tại Mỹ như năm 2017, số người tử vong đã gấp 3 lần Covid-19 nhưng chúng tôi vẫn không hoảng sợ.

Đây là thông điệp của tôi: Bạn cần nghĩ Covid-19 như một bệnh cúm mùa nặng. Nó nguy hiểm gấp 8 lần cúm mùa. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn sẽ khỏe mạnh và loài người sẽ sống sót”, giáo sư Levitt nhận định.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàn Quốc: Số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại với mức 3 con số

Hàn Quốc đã chứng kiến số ca nhiễm mới Covid-19 tăng trở lại hôm 19.3, sau khi phát hiện một ổ dịch mới tại thành phố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Calcalistech ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN