Nhận diện 2 'trật tự thế giới mới'

Việc tạo ra một trật tự thế giới mới đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo nhiều nước lớn.

Hôm 21-3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra ý kiến rằng “chúng ta sắp có một trật tự thế giới mới và chúng ta phải lãnh đạo nó”. Còn Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gần đây lưu ý rằng “trong bối cảnh do COVID-19 tạo ra, một trật tự thế giới mới đang hình thành, Ấn Độ phải tự phát triển theo tốc độ nhanh hơn”.

Từ các phát ngôn trên, có thể thấy trong khi ông Biden muốn trật tự thế giới mới vẫn phải tôn vinh vai trò trung tâm của Mỹ thì nhiều nước đang phát triển muốn đi trên con đường riêng và không muốn bị dồn vào thế lưỡng cực thời Chiến tranh lạnh, trang Nikkei Asia đưa nhận định của bà Rupa Subramanya - nhà nghiên cứu và bình luận thuộc Quỹ châu Á-Thái Bình Dương của Canada. Theo bà Subramanya, đây là hướng đi đáng chú ý của kinh tế, chính trị toàn cầu.

Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất thế giới và một loạt quốc gia mới nổi khác, như Nam Phi và Brazil, đã từ chối chọn bên trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Trung Quốc và Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng đối với tất cả động thái ở Liên Hợp Quốc mà Mỹ và các đồng minh đưa ra để lên án Nga.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa lên án việc NATO mở rộng về phía đông là gốc rễ của cuộc xung đột hiện tại. Tổng thống Uganda Yoweri Museveni tán thành chính sách ngoại giao yên lặng kiểu Trung Quốc so với cách tiếp cận của phương Tây. Thủ tướng Pakistan Imran Khan thì ca ngợi lập trường trung lập của Ấn Độ về cuộc chiến Nga - Ukraine.

Ấn Độ đang đàm phán với Nga để mua dầu trên cơ sở đồng rupee, bỏ qua đồng USD, quay lại thời Liên Xô và khối thương mại độc lập có tên Comecon - tức Hội đồng Tương trợ Kinh tế, nơi phần lớn hoạt động thương mại diễn ra song phương và được tính bằng đồng tiền tương ứng của hai nước. Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov cho biết hai nước đang tính đến cơ chế “hợp tác và giao dịch độc lập với các cơ chế tài chính... của phương Tây”. Ấn Độ và Iran cũng đang tính đến một thỏa thuận mua bán dầu song phương trên cơ sở đồng rupee - rial…

Với các phân tích trên, bà Subramanya cho rằng khả năng ông Biden đạt được một trật tự thế giới mới như ông mong muốn không đơn giản. 

Quốc gia NATO tuyên bố thế giới không thể ”cắt đứt” với Nga

Quốc gia có lãnh thổ ở cả châu Á và châu Âu này duy trì mối quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGUYỄN ĐÌNH ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN