Nhà máy thủy điện lớn thứ 7 thế giới của TQ hoạt động, "gánh" bớt lũ cho đập Tam Hiệp
Sau 72 giờ chạy thử nghiệm, đơn vị phát điện đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức, nằm trên ranh giới tỉnh Tứ Xuyên – Vân Nam, Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động, CGTN đưa tin.
Đập nước của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức (ảnh: CGTN)
Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức xây dựng trên sông Kim Sa, thượng lưu Dương Tử - con sông dài thứ 3 thế giới. Sông Dương Tử hiện đang phải đối mặt với tình trạng mưa lũ nghiêm trọng và lượng nước dồn về đập Tam Hiệp làm dấy lên lo ngại đập này có thể bị vỡ.
Thủy điện Ô Đông Đức có tổng công suất lắp đặt khoảng 10,3 triệu kilowatt. Công suất phát điện trung bình hàng năm là 38,91 tỷ kilowatt/giờ.
Điện của Ô Đông Đức chủ yếu phục vụ cho sự phát triển của khu vực Quảng Đông – Hong Kong – Macau. Tân Hoa xã cho biết, tổng chi phí đầu tư cho dự án này lên đến 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 16,95 tỷ USD). Khoảng 32.000 người dân ở khu vực xung quanh đã phải di dời để xây hồ trữ nước của đập Ô Đông Đức.
Mục tiêu quan trọng nhất của thủy điện Ô Đông Đức là giúp kiểm soát dòng lũ sông Dương Tử. Khả năng trữ lũ của đập thủy điện Ô Đông Đức là 7,4 tỷ mét khối nước.
Thân đập Ô Đông Đức được xây dựng với 2,8 triệu mét khối bê tông, cao 270 mét. Đỉnh đập nằm ở độ cao 988 mét so với mực nước biển. Ô Đông Đức là dự án thủy điện lớn thứ 4 Trung Quốc và lớn thứ 7 thế giới.
Việc xây dựng đập thủy điện Ô Đông Đức có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc về phát triển năng lượng sạch cũng như kiểm soát lũ của sông Dương Tử.
Đập Tam Hiệp phải xả lũ do chịu sức nước lớn (ảnh: Xinhua)
Đập thủy điện Ô Đông Đức cũng là con đập đầu tiên trên thế giới được xây dựng hoàn toàn bằng loại xi măng giảm nhiệt.
Ở khu vực xây dựng đập Ô Đông Đức, ánh sáng mặt trời là rất mạnh, chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Việc xây dựng đập bằng xi măng giảm nhiệt giúp hạn chế tình trạng thân đập bị nứt do giãn nở đột ngột.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khen ngợi và chúc mừng việc đơn vị đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức đi vào hoạt động.
Ông Tập cũng khuyến khích đội ngũ kỹ sư tiếp tục hoàn thiện công trình thủy điện Ô Đông Đức với tiêu chuẩn cao, đặt hệ sinh thái môi trường lên hàng đầu.
Tất cả các đơn vị của Ô Đông Đức dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2021.
Việc đơn vị đầu tiên của Ô Đông Đức chính thức hoạt động có ý nghĩa quan trọng, làm giảm một phần lượng nước khổng lồ do mưa lũ kéo dài đang dồn về đập Tam Hiệp.
Hôm 29.6, Trung Quốc thông báo đã xả lũ nhằm giảm bớt áp lực cho đập Tam Hiệp. Trước đó, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc bị ngập lụt và dư luận cho rằng đập Tam Hiệp vừa xả lũ khẩn cấp.
Ngày 29.6, Taiwan News dẫn tin mới nhất từ Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, lưu vực sông Dương Tử đã bước vào mùa mưa lũ chính. Đây chính là “giai đoạn quan trọng nhất” để kiểm soát lũ của Dương Tử và “giải nguy” cho đập Tam Hiệp.
Đây là đợt xả lũ đầu tiên của đập Tam Hiệp trong năm nay. Theo Tân Hoa Xã, lưu lượng nước đổ về đập Tam Hiệp đã lên tới 40.000 m3/giây (trước đó là 26.500 m3/giây).
Để giảm sức ép cho đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã ra lệnh xả lũ nhằm duy trì lưu lượng nước dồn về vào khoảng 35.000 m3/giây. Điều này làm dấy lên lo ngại khu vực hạ lưu sông Dương Tử sẽ rơi vào ngập lụt nghiêm trọng diện rộng.
Tình trạng lũ lụt nghiêm trọng nhất trong vòng 70 năm trở lại đây ở Trung Quốc đang đặt dấu hỏi lớn về khả năng chống...
Nguồn: [Link nguồn]