Triều đại ở Trung Hoa từng bổ nhiệm 289 thừa tướng, có người giữ chức đúng 1 ngày
Năm 880, thừa tướng Vương Huy thời nhà Đường chỉ giữ chức đúng 1 ngày do quân nổi dậy tràn vào kinh đô Trường An trong một cuộc biến loạn và là một trong số 381 thừa tướng phục vụ triều đại kéo dài 289 năm.
Bà Liz Truss chỉ giữ chức Thủ tướng Anh trong 45 ngày.
Hôm 25/10, nước Anh chính thức có Thủ tướng mới. Ông Rishi Sunak trở thành tân Thủ tướng Anh thay thế cho bà Liz Truss đã thông báo từ chức vào ngày 20/10.
Bà Truss nắm quyền trong 45 ngày và trở thành Thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử Anh.
Bà Truss nắm quyền trong giai đoạn nước Anh đối mặt với chi phí năng lượng tăng cao và những thách thức đối với nền kinh tế ngày càng lớn khi mùa đông đến gần, trong khi chính phủ không có các quyết sách giải quyết hiệu quả. Trong giai đoạn này, nữ hoàng Anh qua đời và vua Charles III nối ngôi.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba do tỷ phú Jack Ma sáng lập, trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, các hoàng đế cũng cần có cánh tay phải đắc lực để hỗ trợ cai trị đất nước.
Các chức vụ như thừa tướng, tể tướng, tướng quốc trong lịch sử phong kiến Trung Hoa ở một mức độ nào đó tương đương với chức vụ thủ tướng thời hiện đại.
Ở thời phong kiến Trung Hoa, thừa tướng nắm quyền lực chỉ sau hoàng đế. Ngày nay, Thủ tướng ở Anh có tầm ảnh hưởng lớn hơn do hoàng gia Anh chỉ còn mang tính chất biểu tượng, không trực tiếp can thiệp vào công việc của đất nước.
Trong các triều đại Trung Hoa, nhà Đường (618 - 907) là một trong những triều đại ghi nhận nhiều thừa tướng nhất trong 289 năm lịch sử.
Các nhà sử học Trung Quốc thống kê được tổng cộng 381 người từng giữ chức thừa tướng thời nhà Đường, không bao gồm những người nắm chức vụ nhưng không có thực quyền hoặc nắm quyền lực nhưng không được bổ nhiệm chính thức.
Ông Rishi Sunak trở thành tân Thủ tướng Anh hôm 25/10.
Để tiện so sánh, nhà Tây Hán (năm 202 trước Công nguyên - 8 sau Công nguyên) có 80 thừa tướng và giai đoạn nhà Tống (960 - 1279) có 132 thừa tướng.
Một trong những lý do giải thích cho việc nhà Đường có nhiều nhân vật giữ chức thừa tướng là vì chức vụ này khi đó được đánh giá dựa trên năng lực và kết quả thực tế.
Các thừa tướng nổi bật thời này phải kể đến Trưởng Tôn Vô Kỵ và Phòng Huyền Linh. Nhưng cũng có nhiều người bị cách chức vì không đủ năng lực.
Thời phong kiến, hoàng đế nắm quyền lực tuyệt đối và nhà Đường cũng không phải ngoại lệ. Hoàng đế nhà Đường đôi khi sa thải thừa tướng một cách tùy tiện, không cần lý do.
Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên từng bổ nhiệm 66 thừa tướng trong 22 năm cai trị, trung bình có 1 thừa tướng mới được bổ nhiệm sau 4 tháng.
Một lý do khác là có nhiều người có thể cùng giữ chức thừa tướng thời nhà Đường. Nhóm người này sẽ cùng đưa ra quyết sách và phân chia quyền lực để tránh trường hợp một người nắm quyền lớn đến mức có thể thách thức ngai vàng.
Thừa tướng nắm quyền ngắn nhất thời nhà Đường là Vương Huy (Wang Hui). Ông chỉ giữ chức đúng 1 ngày vào năm 880. Ông được đánh giá là người có năng lực và ngay thẳng, Một ngày sau khi được bổ nhiệm, quân nổi dậy do Hoàng Sào chỉ huy đánh vào tới tận kinh đô Trường An.
Vương Huy bị quân nổi dậy bắt giữ, quản thúc tại gia. Không lâu sau, ông bỏ trốn và tiếp tục quay lại phục vụ dưới triều đại hoàng đế Đường Hy Tông, nhưng giữ chức vụ khác và không còn là thừa tướng.
Cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra năm 875 và kết thúc vào năm 884. Sử sách nhà Đường gọi đây là giai đoạn Loạn Hoàng Sào. Trong số các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối thời Đường, khởi nghĩa Hoàng Sào là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất và lớn nhất, cũng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài nhất, khiến quốc lực Đại Đường suy yếu rồi tiến tới sụp đổ vào năm 907.
Nguồn: [Link nguồn]
Chưa đầy 2 tháng sau khi thua cuộc trước bà Liz Truss, ông Rishi Sunak đã có cuộc "đổi ngôi" ngoạn mục khi trở thành thủ tướng Anh tiếp theo.