Điều ít biết về nguyên thủ quốc gia đầu tiên thế giới mắc Covid-19
Thân vương Labert II hiện là nguyên thủ quốc gia đại diện cho công quốc Monaco, vùng lãnh thổ nhỏ bé chỉ có vỏn vẹn 40.000 dân ở châu Âu.
Thân vương Monaco cùng vợ và hai con nhỏ.
Thân vương Albert II hiện là người trực tiếp cai quản công quốc Monaco. Hôm 19.3, hoàng gia Monaco xác nhận thông tin thân vương dương tính với virus Corona và hiện đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
Monaco hiện là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Ước tính số lượng triệu phú chiếm 33% dân số đất nước. Thân vương A;bert II là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản 1 tỷ USD.
Nhưng vì sao Monaco chưa từng có vua và hoàng hậu trong lịch sử? Thực tế quy định này đã tồn tại từ hàng thế kỷ và cho đến nay vẫn được hoàng gia Monaco tuân thủ.
Thân vương Albert II của Monaco có dòng dõi thuộc nhà Grimaldi ở xứ Genoa, Italia ngày nay.
Năm 1.271, nhà Grimaldi và các đồng minh phát động cuộc chiến tranh giành quyền lực với các gia tộc khác ở Genoa. Trận chiến thất bại khiến nhiều người phải sang xứ Tây Riviera tị nạn.
Có một giai thoại kể rằng một nhánh của nhà Grimaldi là Francis Grimaldi đã lưu lạc sang tận Monaco, chiếm được vùng đất này va giữ vững cho đến ngày nay.
Monaco là quốc gia có vị trí địa lý bị Pháp bao học ở cả 3 hướng và hướng còn lại quay ra Địa Trung Hải nên có giai đoạn lịch sử gắn bó mật thiết với người Pháp, trở thành vùng lãnh thổ được hoàng gia Pháp bảo hộ. Monaco khi đó được biết đến là nơi nghỉ dưỡng và ăn chơi của giới quý tộc Pháp.
Đến năm 1793, cuộc Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, khôi phục quyền kiểm soát Monaco cho nhà Grimaldi.
Bên ngoài một casino ở Monte Carlo, Monaco.
Năm 2002, trả lời câu hỏi vì sao Monaco không bao giờ có vua và hoàng hậu, thân vương Albert II nói: “Bởi vì Monaco chỉ là công quốc, tương ứng với người đứng đầu là thân vương, do vua Pháp sắc phong, nên chúng ta cần phải tôn trọng điều này”.
Thân vương Albert II ám chỉ thỏa thuận giữa thân vương Lambert Grimaldi và vua Pháp Charles XVIII năm 1489. Theo thỏa thuận, Monaco là vùng đất độc lập nhưng quy phục nhà vua Pháp.
Thỏa thuận cũng giúp Monaco tránh khỏi sự nhòm ngó của các gia tộc khác ở Italia hay Tây Ban Nha, do Pháp toàn quyền bảo hộ Monaco.
Một lý do khác khiến Monaco trong suốt một giai đoạn dài của lịch sử không bao giờ được coi là vương quốc vì Monaco phải tuân thủ nguyên tắc của các hoàng gia ở châu Âu.
Người sở hữu một mảnh đất được coi là lãnh chúa. Sở hữu nhiều mảnh đất gọi là công tước cho đến khi đủ mạnh để được gọi đại công tước. Nhiều mảnh đất do các đại công tước sở hữu hợp thành vương quốc và nhiều vương quốc gọi là đế chế.
Monaco với lãnh thổ vọn vẻn trải dài 2km2 và có khoảng 40.000 (theo số liệu ngày nay) nên chỉ được coi là công quốc (người sở hữu tương đương công tước). Có 3 cách khác để các thành viên hoàng gia ở châu Âu có thể lên ngôi vương nếu không sở hữu đủ một lượng đất đai lớn.
Monaco đánh thuế suất rất thấp nên quốc gia này trở thành nơi giới siêu giàu trên thế giới hội tụ.
Đó là nhận sắc phong từ Giáo hoàng. Thứ hai là vốn đã được phong vương nhưng nay chỉ còn sở hữu lượng đất đai ít ỏi và thứ ba là toàn bộ các hoàng gia ở châu Âu công nhận là vua, theo Alexander Furrows, người chuyên tìm hiểu về văn hóa Pháp.
Đến thế kỷ 19, quy luật trên không còn được áp dụng khi Napoleon tuyên bố thành lập Đế chế Pháp. Nhưng vì sao nhà Grimaldi không đơn phương tuyên bố lên ngôi vương?
Trước thời điểm năm 2002, Monaco ký với Pháp điều khoản cam kết rằng nếu dòng dõi trực hệ của nhà Grimaldi chấm dứt thì công quốc sẽ trở về quyền kiểm soát của Pháp.
Thỏa thuận năm 2002 đã sửa đổi điều khoản này, cho phép cả con nuôi được quyền cai trị công quốc, miễn là mang họ Grimaldi. Tên đầy đủ của thân vương Albert II là Albert Alexandre Louis Pierre Grimaldi.
Pháp chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh quốc phòng cho Monaco và quy định này không thay đổi suốt từ thời vua Charles XVIII.
Các siêu du thuyền đắt đỏ neo ở “sân chơi của tỷ phú” tại Monaco và tạo ra cảnh tượng sáng rực cả vùng biển khi...
Nguồn: [Link nguồn]