Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào?

Moscow có thể đã gặp rắc rối lớn nếu Tokyo mở chiến dịch  tấn công ở mặt trận phía đông  năm 1941, nhưng thất bại lớn của người Nhật năm 1939 nhờ  công của danh tướng Georgy Zhukov đã khiến Nhật Bản không còn muốn gây hấn với Liên Xô.

Zhukov thời trẻ.

Zhukov thời trẻ.

Georgy Zhukov được đánh giá là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc thời Liên Xô, tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2. Loạt bài dài kỳ này sẽ nêu rõ hơn về con người Zhukov và giai đoạn ông bị thất sủng sau Thế chiến 2.

Georgy Zhukov sinh ngày 1.12.1896 trong một gia đình nông dân nghèo dưới thời Sa hoàng. Giống như các thanh niên trẻ người Nga khác, Zhukov rời quê nhà nghèo khó, đến Moscow tìm kiếm cơ hội mới.

Cuộc sống ở Moscow không hề dễ dàng, ít nhất Zhukov kiếm được công việc sản xuất áo lông thú cho những người Nga giàu có. Mọi chuyện cứ diễn ra như vậy cho đến khi Thế chiến 1 bùng nổ. Năm 1915, Zhukov bị bắt đi lính, phục  vụ trong trung đoàn kỵ binh, theo History.

Mặt trận phía đông không đến mức khốc liệt như phía tây nên chàng thanh niên 19 tuổi có nhiều cơ hội hơn để chứng tỏ mình trong hàng ngũ quân đội của Sa  hoàng Nicholas.

Zhukov không chỉ một mà hai lần được trao tặng Huân chương Thánh George nhờ sự gan dạ trên chiến trường. Zhukov nhanh chóng được thăng hàm hạ sĩ.

Ở tuổi đôi mươi, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo lại có thành tích vượt trội trong quân sự, Zhukov trở thành hình mẫu của lực lượng cách mạng lật đổ  Sa hoàng năm 1917.

Sau 3 năm tham gia nội chiến Nga (1918-1921), Zhukov được trao nhiều danh hiệu cao quý, được giao chỉ huy trung đoàn kỵ binh ở độ tuổi 27. Trước khi Liên Xô và Nhật Bản giao tranh, Zhukov đã trở thành tư lệnh quân đoàn.

Sự bành trướng của người Nhật

Ở thời điểm Zhukov thăng tiến trong hàng ngũ quân đội Liên Xô, người Nhật trỗi dậy mạnh mẽ, nhăm nhe tấn công từ phía đông.

Binh sĩ Nhật chiến đấu trên đất Mông Cổ.

Binh sĩ Nhật chiến đấu trên đất Mông Cổ.

Năm 1939, Nhật Bản mở rộng đế quốc vượt ra ngoài lãnh thổ, chiếm bán đảo Triều Tiên, lập nên nhà nước bù nhìn ở Mãn Châu. Nhật Bản muốn mở rộng chiến dịch sang phía đông và Mông Cổ chính là liều thuốc thử phù  hợp nhất trước khi tiến vào lãnh thổ Liên Xô.

Giao tranh nổ ra khi Nhật Bản cho rằng biên giới Mãn Châu Quốc kéo dài đến sông Khalkhyn Gol còn Mông Cổ và đồng minh Liên Xô cho rằng biên giới nằm cách con sông này vài km về phía đông. Liên Xô cho rằng người Nhật không hề nhầm lẫn mà đây chính là cái cớ phát động chiến tranh.

Binh sĩ Nhật tiến vào lãnh thổ Mông Cổ vào tháng 5.1939 mà không gặp quá nhiều sự kháng cự. Trận đánh ở Khalkhyn Gol ban đầu là một thảm họa với Liên Xô.

Không quân Nhật thống trị bầu trời trong khi lực lượng Liên Xô chiến đấu yếu kém, quân đoàn số 57 chịu tổn thất nặng nề.

“Ngày qua ngày, quân Nhật tấn công từ sáng sớm và chỉ dừng lại cho đến khi trời tối”, Ivan Karpenko, chỉ huy khẩu đội súng máy trong trận Khalkhyn Gol giữa Liên Xô và Nhật, nói. “Tôi không nhớ chúng tôi có bắt tù binh. Mỗi ngày hai bên có 1 tiếng để thu thập xác đồng đội”.

“Khalkhyn Gol đã cho thấy nhiều điếm yếu của Hồng quân Liên Xô. Binh sĩ chưa sẵn sàng chiến đấu. Họ thiếu kinh nghiệm cận chiến. Kết quả là người Nhật dễ dàng đánh bại họ”, sử gia Valery Vartanov nói. Liên Xô cũng gặp vấn đề với khả năng điều phối lực lượng. Bởi mọi sách lược cần phải được bộ chỉ huy ở Moscow, cách đó 6.000km thông qua.

Zhukov thay đổi cuộc chơi

Đánh bại quân Nhật là phép thử lớn nhất với Zhukov ở thời điểm năm 1939.

Đánh bại quân Nhật là phép thử lớn nhất với Zhukov ở thời điểm năm 1939.

Mọi chuyện chỉ thay đổi khi lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin quyết định thay đổi hàng ngũ chỉ huy. Tướng Grigory Stern được giao trọng trách chuẩn bị cơ sở hạ tầng để cung cấp quân nhu và vũ khí cho binh sĩ trên chiến trường. 4.000 phương tiện di chuyển hoạt động hết công suất vì căn cứ gần nhất  của Liên Xô cách Khalkhyn Gol tới 800km.

Tư lệnh không quân Yakov Smushkevich chỉ  đạo các phi công về chiến thuật và quan trọng nhất, tướng Georgy Zhukov, khi đó 43 tuổi, làm tổng tư lệnh.

Trong trận đánh này, Zhukov là người đầu tiên đề ra chiến thuật kết hợp đồng thời cả xe tăng, bộ binh và máy bay cùng chiến đấu.

Phi công Nhật.

Phi công Nhật.

Cách tiếp cận của Zhukov ban đầu còn gây tranh cãi. Khi quân Nhật bất ngờ tràn qua sông vào ngày 2.7.1939, lực lượng Liên Xô đối mặt nhiều mối đe dọa. Zhukov ra lệnh cho lữ đoàn xe tăng số 11 nghênh chiến mà không được yểm trợ.

Kết quả là 70% số xe tăng của Liên Xô bị phá hủy, nhưng quân Nhật không vượt được sông, bị đẩy lùi về phía đông.

Đến tháng 8, Liên Xô bắt đầu phản công. Đó là thời điểm 57.000 quân Liên Xô giao tranh trực diện với 75.000 quân Nhật, theo sử gia Alexander Shishov. Những trận đánh kéo dài từ sáng đến tối rất khốc liệt. Người Nhật chưa từng bị bẻ gãy ý chí trước đây, chiến đấu ngoan cường và không đầu hàng.

Zhukov ban đầu lệnh cho 500 tiêm kích và máy bay ném bom tấn công, trong khi ở dưới mặt đất, 500 xe tăng hạng nhẹ BT-5 và BT-7 tham chiến. Hai lữ đoàn xe tăng đóng vai trò mũi nhọn bị thiệt hại nặng, nhưng lại mở đường để lực lượng Liên Xô bao vây đối phương từ hai cánh.

Từ một sự tình cờ, Zhukov nhận ra và áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật này, khi để máy bay ném bom tấn công trước, lực lượng cơ giới, bộ binh cùng xe tăng sẽ thọc sâu từ hai cánh, bao vây và tiêu diệt những cánh quân Nhật bị cô lập.

Grigory Stern (ngoài cùng bên  trái), nguyên soái Mông Cổ Choibalsan (giữa) và Georgy Zhukov tại trụ sở chỉ huy.

Grigory Stern (ngoài cùng bên  trái), nguyên soái Mông Cổ Choibalsan (giữa) và Georgy Zhukov tại trụ sở chỉ huy.

Chỉ sau 1 tháng, quân đoàn 6 của Nhật bị đánh bại hoàn toàn, buộc phải rút lui khỏi Mông Cổ. Ước tính trong cả trận đánh, Liên Xô tổn thất tới 28.000 quân, mất khoảng 200 máy bay và 250 xe tăng cùng nhiều phương tiện vũ khí khác.

Ngày15.9.1939,  Liên Xô và Nhật Bản ký hiệp ước ngừng bắn. Phải đến năm 1945, giai đoạn cuối Thế chiến 2, lực lượng hai bên mới lại giao chiến.

“Sự kiện ở Khalkhyn Gol đã bẻ gãy ý chí của người Nhật” sử gia Nga Valery Vartanov. “Họ không muốn gây rắc rối với Liên Xô nữa mà chuyển sang các mục tiêu dễ dàng hơn ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, nhưng ở đó họ phải đối đầu với một cường quốc khác là Mỹ”.

Trận đánh cũng chứng minh năng lực chỉ huy ở cấp quân đoàn của Zhukov. Ông đề ra những chiến thuật mới mà sau này sử dụng lại trong các trận đánh  ở mặt trận phía tây chống phát xít Đức.

__________________________

Trận đánh bại quân Nhật đánh dấu tên tuổi của Zhukov, nhưng mặt trận phía tây chống phát xít Đức mới thực sự khiến Zhukov trở thành Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô. Bài dài kỳ tới sẽ nêu rõ lý do.

Điều gì xảy ra nếu trùm phát xít Hitler không mắc ”sai lầm lớn nhất” là đánh Liên Xô?

Lịch sử thế giới liệu có khác đi nếu Đức Quốc xã không bị sa lầy tại Đông Âu và vẫn dồn toàn lực cho mặt trận...

Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6Nguyên soái vĩ đại nhất Liên Xô chặn đứng 7 vạn quân Nhật ở Mông Cổ như thế nào? - 6

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN