Nguy cơ “quan tài hạt nhân” trên đại dương rò rỉ gây thảm họa
Cỗ quan tài hạt nhân được thiết kế để lưu giữ rác thải hạt nhân, có thể bị rò rỉ ở Thái Bình Dương, Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại.
Quan tài hạt nhân là nơi chôn kín các chất thải phóng xạ sau các vụ thử bom nguyên tử.
Theo Daily Star, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói một vòm bê tông được xây dựng từ thế kỉ 20 để phong tỏa các chất thải từ các vụ thử bom nguyên tử.
Phát biểu với các sinh viên tại Fiji, ông Guterres gọi cấu trúc trên đảo san hô Enewetak thuộc quần đảo Marshall là một loại "quan tài hạt nhân”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói đây là di sản của các vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh tại Thái Bình Dương,
Ông Guterres nói người dân sống trên các đảo ở Thái Bình Dương đang cần giúp đỡ để giải quyết những hệ quả sau hàng chục năm Mỹ và đồng minh thử hạt nhân trong khu vực.
Quần đảo Marshall được coi là “khu vực số 0”, nơi Mỹ và Pháp thử bom nguyên tử trong Chiến tranh Lạnh.
“Thái Bình Dương đang là nạn nhân của các vụ thử bom nguyên tử”, ông Guterres nói. “Hệ quả là nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhiều nơi nước bị nhiễm độc”.
"Quan tài" hạt nhân mà ông Guterres đề cập đến được xây dựng cuối thập niên 1970 trên đảo Runit, một phần của đảo san hô vòng Enewetak. Đất và tro phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân được đổ vào một chiếc hố và bịt lại bằng một vòm bê tông dày 45 cm. Tuy nhiên, đây chỉ được xem như giải pháp tạm thời. Về lâu dài, chất thải hạt nhân có thể rò rỉ ra môi trường do kẽ hở ở dưới đáy.
Các vết nứt cũng được nhìn thấy ở phần vòm bê tông, dẫn đến nguy cơ đổ sập nếu bão lớn ập tới. Được biết, Mỹ đã thử hạt nhân tộng cộng khoảng 67 lần ở khu vực này.
Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc...