Nguy cơ Mỹ bỏ rơi Ukraine ngày càng lớn
Ván cược của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Mỹ và phương Tây sẽ mệt mỏi với cuộc xung đột ở Ukraine có vẻ ngày càng hiện hữu.
Lính Ukraine bắn pháo tự hành về phía lực lượng Nga ở vùng Donetsk. (Ảnh: Reuters)
Gần 7 tuần sau khi Tổng thống Joe Biden kiến nghị Quốc hội phê duyệt gói 60 tỷ USD để cung cấp thêm vũ khí và đạn dược cho Ukraine, nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ chuyển biến nào. Sự bế tắc, dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài khi kỳ nghỉ lễ đến gần, khiến Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan vừa lên tiếng cảnh báo: “Bỏ phiếu chống lại việc ủng hộ Ukraine tức là bỏ phiếu để nâng cao vị thế chiến lược của (Tổng thống Vladimir) Putin”.
Trong thư gửi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đầu tuần này, Giám đốc ngân sách Nhà Trắng Shalanda Young nói rằng việc cắt hỗ trợ và vũ khí sẽ “đánh què Ukraine trên chiến trường” và giúp Nga tăng cơ hội chiến thắng.
Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova vừa kêu gọi các nghị sĩ Mỹ đừng bỏ rơi Kiev. “Sau khi chúng tôi đã giành được rất nhiều, chúng tôi không thể để mất. Chúng tôi đều đang cầu nguyện và hy vọng có thêm sự hỗ trợ của nhân dân Mỹ”, bà nói.
Cảnh báo trên có thể là một chiến thuật chính trị để thúc đẩy Quốc hội Mỹ hành động hoặc phản ánh mối lo ngại rằng nguồn viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đang thực sự bị đe dọa.
Với tình trạng thất bại của Quốc hội, đặc biệt là sự hỗn loạn của đảng Cộng hòa tại Hạ viện, để thực hiện ngay cả những nhiệm vụ cơ bản nhất của chính phủ, sự lo lắng đến mức hoảng loạn đó ở Nhà Trắng có thể là chính đáng.
Tình thế bấp bênh đó xảy ra trước một mùa đông khắc nghiệt phía trước. Phương Tây cho rằng có những dấu hiệu mới cho thấy Nga có thể đã khôi phục lại lực lượng và kho vũ khí. Trong khi đó, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas phần nào làm lu mờ Ukraine trong những tuần gần đây, khiến Tổng thống Volodymir Zelensky công khai bày tỏ lo ngại.
Không chỉ sinh mệnh của Ukraine, uy tín của Mỹ như một nhà lãnh đạo toàn cầu cũng gặp rủi ro.
Mới cách đây 2 tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Kiev và công khai nói với ông Zelensky: “Chúng tôi sẽ đồng hành với ngài trên chặng đường dài”.
Liệu Mỹ có thực sự làm được điều đó hay không, kể cả với việc tiếp tục tài trợ cho Ukraine trong ngắn hạn lẫn khả năng cựu Tổng thống Donald Trump, một người luôn ủng hộ Tổng thống Putin, có cơ hội lớn để trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử năm sau?
Theo bài viết của CNN, ý tưởng Washington sẽ bỏ rơi quốc gia đối đầu với Nga từng là điều không thể tưởng tượng được.
Điều đó sẽ không chỉ phá vỡ quyết tâm của phương Tây với Ukraine, mà sẽ gửi tín hiệu đến các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc rằng những đảm bảo an ninh của Mỹ dành cho đồng minh ở nhiều nơi khác trên thế giới chẳng có ý nghĩa gì.
Nhưng sự thay đổi trong thế giới quan của đảng Cộng hòa để hướng đến ngọn cờ "Nước Mỹ trên hết" mà ông Trump nêu ra đã thay đổi nhiều giả định về sức mạnh và vai trò của Mỹ.
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 có thể sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Những người ủng hộ việc duy trì viện trợ cho Ukraine cho rằng Nga đang theo dõi Washington lựa chọn như thế nào.
Trung tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges cho rằng Mátxcơva đang theo dõi mọi động thái của Quốc hội Mỹ.
“Bài kiểm tra ý chí lớn nhất hiện nay là giữa Điện Kremlin và phương Tây, bao gồm Washington, Berlin, Paris, London và những nước khác”, ông Hodges phát biểu tại một sự kiện của tổ chức phi chính phủ Spirit of America tuần trước.
Đối với Ukraine, mối nguy trong thời gian tới là bị kéo sâu hơn vào cuộc chiến ngân sách của chính phủ Mỹ trong tháng 1 và tháng 2. Ngay cả trước khi biết kết quả của cuộc bầu cử năm 2024, một điều rõ ràng là Washington sẽ không liên tục rót hàng tỷ đô la dù cuộc chiến kéo dài bao lâu.
Nguồn: [Link nguồn]
Một quan chức Ukraine gần đây đưa ra dấu hiệu cho thấy nước này sẽ thay đổi chiến thuật quân sự, chuyển sang trạng thái phòng thủ hơn. Đây có thể được coi là dấu hiệu...