Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân cao nhất kể từ Thế chiến II
Một chuyên gia an ninh cấp cao của Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra cảnh báo và khẳng định đây là vấn đề “cấp thiết” mà thế giới cần quan tâm.
Một vụ thử hạt nhân.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Giải trừ vũ khí LHQ Renata Dwan cho rằng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang thực hiện các chương trình hiện đại hóa các loại vũ khí này và cơ chế kiểm soát vũ khí đang thay đổi, một phần do chiến lược cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Các hiệp ước kiểm soát vũ khí truyền thống cũng bị vi phạm bởi sự xuất hiện của các loại hình chiến tranh kiểu mới, sự gia tăng của các nhóm vũ trang, các lực lượng tư nhân và các công nghệ mới, làm mờ đi ranh giới giữa tấn công và phòng thủ. Bà Dwan cho biết, trong bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí không có nhiều tiến triển trong suốt 2 thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã ký hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, một phần vì ý thức được những nguy cơ có thể xảy ra.
“Nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở thời điểm hiện tại là cực kỳ cao và nguy cơ của việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong tác chiến hiện cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ Thế chiến II”, bà Dwan nói.
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có tên gọi chính thức là “Hiệp ước Ngăn chặn Vũ khí Hạt nhân”. Đây là sáng kiến giúp Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2017. Tới nay, hiệp ước đã được 23 nước phê chuẩn. Hiệp ước cần được 50 nước thông qua để có thẻ trở thành văn bản có tính hiệu lực.
Trong hơn 40 phút vào ngày 20 tháng 2 năm 1971, một bài thử nghiệm đã đánh lừa nước Mỹ rơi vào cuộc chiến tranh hạt nhân.