Cá heo Nhật Bản bị bắt hàng loạt để người Trung Quốc mua vui

Tanji là thị trấn ven biển duy nhất ở Nhật Bản duy trì truyền thống săn bắt cá heo với số lượng lớn, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Ngư dân Tanji quây lưới nhốt cá heo.

Ngư dân Tanji quây lưới nhốt cá heo.

Theo Washington Post, các ngư dân lặn xuống nước, liên tục gõ vào những chiếc cột được đặt ngập một nửa dưới nước, để tạo một bức tường âm thanh ngầm. Đây là cách dụ cá heo vào một vũng hẹp dọc bãi biển Thái Bình Dương dày núi và thảm thực vật khoảng 130 km về phía đông nam Osaka.

Một khi đàn cá heo mắc bẫy, các ngư dân ở trên thuyền sẽ quăng lưới, bắt sống hoặc thảm sát, khiến máu nhuộm đỏ cả vùng.

Trong hai ngày sau đó, 13 con cá heo bị bắt sống. Những con còn nhỏ, khỏe mạnh được huấn luyện viên thủy cung người Nhật đi cùng các ngư dân lựa chọn.

Cá heo nuôi nhốt ở Tanji, chờ bán sang Trung Quốc.

Cá heo nuôi nhốt ở Tanji, chờ bán sang Trung Quốc.

Mỗi con cá heo đáng giá 500 USD nếu lấy thịt. Một con cá heo mũi chai – loài dễ huấn luyện nhất có giá từ 8.000-10.000 USD và được bán với giá hơn 40.000 USD sau khi huấn luyện, theo Washington Post.

Những con cá heo đang khỏe mạnh này chủ yếu được bán cho thủy cung ở Trung Quốc, nơi mô hình giải trí này đang phát triển mạnh mẽ.

Trung Quốc ước tính nhập khẩu hơn 200 cá heo và cá voi sống từ Nhật Bản trong hai năm 2017 và 2018, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu cá heo và cá voi sống của Nhật.

 “Taiji là nơi khai sinh ra nền công nghiệp nuôi nhốt cá heo”, Rachel Carbary, thành viên của Ric O’Barry’s Dolphin Project - tổ chức phi lợi nhuận, nói.

Theo quy định, ngư dân Taiji được đánh bắt 1.749 cá heo hoặc cá voi nhỏ trong suốt mùa đánh bắt kéo dài 6 tháng.

Trong quá khứ, Taiji còn cung cấp cá heo cho các thủy cung ở Ả Rập  Saudi, Mexico, Thái Lan và Nga. Hải quân Mỹ cũng thường lui tới lựa chọn cá heo phục vụ mục đích quân sự.

Những người phản đối săn bắt cá heo.

Những người phản đối săn bắt cá heo.

Ngày nay, do lệnh cấm của Tổ chức Vườn thú và Thủy cung Thế giới (WAZA), những con cá heo sống hầu như chỉ được xuất sang Trung Quốc.

Naomi Rose, một nhà khoa học nghiên cứu động vật biển có vú ở Mỹ, cho rằng nuôi nhốt cá heo là một hình thức tra tấn đối với loài sinh vật này. Cá heo có thể bơi 40km mỗi ngày trong tự nhiên và sống theo quần thể, không hề phù hợp để nuôi nhốt.

 “Vấn đề ở đây là Trung Quốc quá đông dân nên tiềm năng khách hàng đối với những hoạt động thủy cung kiểu này rất lớn”, Naomi nói.

Ở Taiji, người dân địa phương nói họ không từ bỏ nghề săn bắt cá heo. “Người dân Taiji đã tham gia đánh bắt cá heo, cá voi hơn 400 năm nay. Nó đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng tôi,” Yoshifumi Kai đến từ Hiệp hội Nghề cá Taiji, nói. “Chúng tôi không có nền công nghiệp nào khác ở đây và quỹ đất thì có hạn. Chẳng có cách nào để kiếm sống nếu không dựa vào biển”.

Cá heo nuôi nhốt tại bảo tàng hải dương ở Tanji.

Cá heo nuôi nhốt tại bảo tàng hải dương ở Tanji.

Thịt cá heo và cá voi cũng là món ăn được ưa thích với người Nhật.  “Ăn thịt cá heo, cá voi là một phần của văn hóa chúng tôi” một người đàn ông 50 tuổi đến từ thành phố Wakayama lân cận, nói. “Người nước ngoài nghĩ động vật dễ thương, nhưng họ vẫn ăn thịt bò, thịt lợn. Tôi thấy bản chất không khác gì nhau”.

Thị trưởng Taiji, Kazutaka Sangen nói trên Washington Post rằng ông muốn thay đổi hình ảnh thị trấn. “Taiji đang tạo ra ác cảm, nhưng đó không phải điều chúng tôi muốn”.

Sangen muốn biến Taiji thành một trung tâm nghiên cứu hải dương học. Thay vì nuôi cá heo trong những bãi quây nhỏ, ông muốn giăng lưới khắp vịnh Moriura. Chiếc lưới này sẽ tại ra một bãi quây khổng lồ có kích thước tương đương 40 sân bóng đá, vừa phục vụ du lịch, vừa đóng vai trò nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, các nhà sinh học biển phương Tây cho rằng, đây chỉ là một hình thức khác để khai thác cá heo nuôi nhốt.

Nhật Bản: Gia đình cá heo “an ủi” lẫn nhau trước khi bị thảm sát hàng loạt

Đoạn video quay ở Taiji, Nhật Bản, cho thấy cảnh gia đình cá heo an ủi lẫn nhau trước khi các thợ săn thảm sát hàng loạt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN