Người lái xe Uber “đặc biệt” ở Washington DC
6 tháng sau khi Kabul thất thủ vào tay lực lượng Taliban, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani bỏ ra nước ngoài. Còn ông Khalid Payenda - cựu Bộ trưởng Tài chính của ông Ghani - hiện đang lái một chiếc Uber (taxi công nghệ) ở Washington DC (Mỹ).
Cựu Bộ trưởng Tài chính cuối cùng của Afghanistan trước thời Taliban và hiện làm lái xe Uber ở Washington
Ông Khalid Payenda đã từ chức vài ngày trước khi Thủ đô Kabul rơi vào tay Taliban vào tháng 8-2021 và sau đó chạy đến Mỹ vì lo lắng cho sự an toàn của mình. Ông nói với tờ Washington Post rằng, ông cảm thấy “biết ơn” khi làm việc cho ứng dụng gọi xe sau khi đã tiêu hết khoản tiền tiết kiệm. Rất ít người biết rằng, người đàn ông 40 tuổi này từng giám sát ngân sách 6 tỷ USD của Afghanistan, phần lớn do Mỹ hỗ trợ. Ngồi sau tay lái chiếc Honda Accord, ông Payenda chia sẻ là có thể kiếm được hơn 150USD cho công việc kéo dài 6 tiếng, không tính về quãng đường di chuyển.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan nói với một hành khách rằng, ông đã khá thích nghi sau khi chuyển từ Kabul đến Washington và có cơ hội nuôi sống gia đình. Số tiền lái xe Uber dùng để bổ sung cho khoản 2.000USD mà ông kiếm được mỗi học kỳ giảng dạy tại Đại học Georgetown (Washington DC) để nuôi vợ và 4 người con.
Cuối năm 2020, mẹ ông Payenda qua đời vì Covid-19 trong một bệnh viện nghèo khó ở Kabul. Sau đó, ông trở thành Bộ trưởng tài chính. Chia sẻ với phóng viên Washington Post, ông ước gì mình không làm như vậy: “Tôi đã thấy rất nhiều điều xấu và chúng tôi đã thất bại. Tôi là một phần của thất bại. Thật khó khăn khi bạn nhìn vào sự khốn khổ của người dân và cảm thấy có một phần trách nhiệm”.
Khi được hỏi về vai trò của mình ở Afghanistan dưới thời Tổng thống Ashraf Ghani, ông Payenda nói: “Một phần cuộc đời tôi giống như câu chuyện mà người khác kể cho tôi nghe. Dường như cuộc đời ấy tôi chưa từng trải qua, chưa từng biết đến. Nó gặm nhấm tôi từ bên trong. Hiện giờ, tôi không thuộc về bất kỳ nơi nào. Tôi không thuộc về nơi này và cũng không thuộc về nơi đó (Afghanistan - PV). Đó là một cảm giác trống rỗng”. Còn cựu Tổng thống Ghani đã chạy trốn khỏi đất nước sau khi Taliban tiếp quản và hiện sống lưu vong tại Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất.
“Chúng tôi đã có 20 năm với sự hỗ trợ của cả thế giới để xây dựng một hệ thống hoạt động vì người dân. Nhưng tất cả những gì chúng tôi làm là xây một ngôi nhà trên nền của sự tham nhũng, do đó nó đổ sập rất nhanh” - ông Payenda từng viết trong một tin nhắn gửi một quan chức Ngân hàng Thế giới ở Kabul vào ngày thủ đô thất thủ. Cựu quan chức này cũng nói rằng, người Afghanistan “không có ý chí cải cách tập thể để trở nên nghiêm túc”. Tuy nhiên, đến giờ ông vẫn cho là Mỹ đã có chính sách sai lầm sau khi biến Afghanistan trở thành trung tâm của chính sách hậu vụ khủng bố 11-9.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan tiếp tục xấu đi và nhiều người cảnh báo rằng, tình hình ở quốc gia Nam Á này có nguy cơ bị lu mờ bởi cuộc xung đột ở Ukraine. Theo Phái đoàn hỗ trợ của Liên hợp quốc ở Afghanistan (UNAMA), khoảng 23 triệu công dân Afghanistan (trong số 39,8 triệu) đang trải qua nạn đói nghiêm trọng. UNAMA cho biết, 100% các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ không đủ ăn và phụ nữ không thể kiếm sống để nuôi gia đình.
Các bệnh truyền nhiễm cũng đang lây lan nhanh chóng tại quốc gia này, nơi hàng triệu người phải di tản và các chương trình tiêm chủng bị gián đoạn do xung đột. Một con số thống kê khác cho biết, kể từ đầu năm, khoảng 13.000 trẻ sơ sinh đã chết vì suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan đến đói (trung bình hơn 170 trẻ/ngày) ở Afghanistan. UNICEF đã cảnh báo rằng, hơn 13 triệu trẻ em vẫn đang rất cần sự trợ giúp của quốc tế và tổ chức này đã đề nghị cần có thêm 2 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục của người dân Afghanistan.
Taliban ngày 26.12 tuyên bố phụ nữ sẽ không được phép lên bất cứ một phương tiện nào mà không có nam giới đi cùng. Phụ nữ đi một mình cũng chỉ được ra ngoài hạn chế theo...
Nguồn: [Link nguồn]