Người Indonesia ngồi chen vai, cầu nguyện bất chấp dịch Covid-19

Hàng trăm người Indonesia tham dự lễ cầu nguyện Ramadan ở thánh đường Baiturrahman, bất chấp những nguy cơ xuất hiện ổ dịch Covid-19 mới.

Theo TIME, các tín đồ Hồi giáo đã có ý thức rửa tay trước khi bắt đầu lễ cầu nguyện để hạn chế lây nhiễm Covid-19. Các tín đồ đeo khẩu trang khi đến, nhưng sau đó tháo ra khi hành lễ tại thánh đường Baiturrahman Grand, thủ phủ Banda Aceh của tỉnh Aceh, Indonesia.

Một tín đồ tên Umar nói mình biết rủi ro về dịch Covid-19 nhưng vẫn tham gia lễ cầu nguyện và đeo khẩu trang. "Tôi cảm thấy không trọn vẹn nếu không cầu nguyện ở thánh đường", Umar nói.

Dịch bệnh Covid-19 khiến lễ Ramadan năm nay của người Hồi giáo Indonesia có sự thay đổi.  Mọi năm, cảnh tượng các thánh đường ở Banda Aceh chật kín hàng nghìn người cầu nguyện là chuyện bình thường.

Người Indonesia đến hành lễ ở thánh đường.

Người Indonesia đến hành lễ ở thánh đường.

Năm nay, có khoảng 400 tín đồ đến cầu nguyện ở thánh đường Baiturrahman. Số lượng người đến cầu nguyện có giảm nhưng điều đáng lo ngại là họ không thực hiện giãn cách xã hội, vẫn ngồi chen vai, quỳ gối sát nhau theo phong tục truyền thống.

Bộ Các vấn đề Tôn giáo Indonesia đã ban hành hướng dẫn để người dân làm lễ tại nhà, khuyến cáo học tập và làm việc từ xa nếu có thể. Hội đồng Ulema, cơ quan Hồi giáo cao nhất Indonesia, cũng khuyến cáo các tín đồ tránh tập trung cầu nguyện ở nơi lây nhiễm Covid-19 đang vượt ngoài tầm kiểm soát.

Hội đồng cho phép các tin đồ đến thánh đường cầu nguyện miễn là tuân thủ các nguyên tắc về y tế, như đeo khẩu trang và tự mang theo thảm riêng. Một số giáo sĩ đã rút ngắn bài giảng để hạn chế thời gian tụ tập đông người, trong khi một số thánh đường cấm cầu nguyện tập thể.

Những hình ảnh mới nhất ở thánh đường Baiturrahman cho thấy vấn đề kiểm soát dịch Covid-19 ở Đông Nam Á vẫn còn nhiều thách thức.

Indonesia hiện là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á với tỷ lệ tử vong cao nhất khu vực. Indonesia đã ghi nhận hơn 9.500 ca nhiễm nCoV và 773 ca tử vong. Riêng vùng tâm dịch ở thủ đô Jakarta có hơn 4.000 ca nhiễm và 370 ca tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Á?

Có nhiều rất nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao tại Indonesia, bao gồm vấn đề về sức khỏe dân số nói...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - TIME ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN