Người duy nhất trên thế giới sở hữu cả một lực lượng không quân tư nhân

Doanh nhân đặc biệt này sở hữu một lực lượng không quân tư nhân tiên tiến nhất thế giới sau khi mua thêm 46 chiếc F/A-18 Hornet.

Biến đam mê thành việc kiếm tiền

Ông Don Kirlin đang đứng trước một chiếc F/A-18 Hornet của Không quân Hoàng gia Australia.

Ông Don Kirlin đang đứng trước một chiếc F/A-18 Hornet của Không quân Hoàng gia Australia.

Trong 30 năm qua (trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt ở Hoa Kỳ), Don Kirlin đã từng kinh qua rất nhiều công việc như làm phi công lái máy bay thuê cho các hãng hàng không, kinh doanh bất động sản, tổ chức các sự kiện nhảy dù lớn nhất thế giới... và mục đích cuối cùng là gom góp tài sản để xây dựng một lực lượng không quân tư nhân độc nhất, điều mà ngay cả chính ông cũng không thể tin là có thể trở thành hiện thực.

Mới tháng trước, trang The War Zone là một trong những tờ báo mạng đầu tiên ở Mỹ đưa tin rằng, công ty Air USA của ông Don Kirlin đã ký được hợp đồng mua nhiều phi đội máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).

Theo tiết lộ của báo Drive, hợp đồng mua gần 50 máy bay chiến đấu Hornet vừa được ông Kirlin ký vào tháng trước có tổng giá trị lên đến hơn 1 tỷ USD.

Đáng chú ý, với số máy bay này, Don Kirlin vừa có thể bổ sung vào bộ sưu tập của mình vừa có thể khai thác để trở thành đối tác của quân đội Mỹ.

Tài sản của doanh nhân Don Kirlin chủ yếu là máy bay quân sự.

Tài sản của doanh nhân Don Kirlin chủ yếu là máy bay quân sự.

Don Kirlin sau khi làm thủ tục đưa gần 50 chiếc F/A-18 Hornet từ Australia về nước, đã lên kế hoạch khai thác chúng dưới vai trò là một công ty tư nhân có dịch vụ cung cấp hỗ trợ không quân cho quân đội Hoa Kỳ.

Trong vai trò đó, số máy bay F/A-18 Hornet mua từ RAAF của ông Don Kirlin chủ yếu sẽ làm nhiệm vụ mô phỏng các chuyến bay của quân đội đối địch với lực lượng Mỹ.

Cụ thể, số máy bay này sẽ phục vụ như những “quân xanh” giúp các phi công chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ tập luyện chiến đấu vì chúng có thể làm nhiệm vụ mô phỏng các mối đe dọa trên không từ các quốc gia kẻ thù tiềm năng.

Trang The War Zone ví von rằng “về cơ bản, máy bay của công ty Air USA do Don Kirlin sở hữu, sẽ đóng vai những kẻ xấu được thuê mướn, nhưng, nhiệm vụ đó là rất nghiêm túc cho công tác đào tạo và phát triển kỹ năng chiến đấu cho quân đội Mỹ”.

Tất cả các chi tiết về giao dịch mua máy bay chiến đấu Hornet của công ty Air USA đã được báo Drive hé lộ, thậm chí, theo trang báo này, các số liệu thật còn ấn tượng hơn so với những đồn đoán ban đầu.

Các nhà báo đã có cơ hội nói chuyện rất lâu với doanh nhân Don Kirlin tại trụ sở của Air USA, ở Quincy, bang Illinois, về quá khứ của ông cũng như quá trình đã biến công ty Air USA trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân độc đáo nhất trên thế giới hiện nay.

Người Mỹ đầu tiên mua máy bay quân sự nước ngoài

Ông Don Kirlin đứng bên cạnh một máy bay huấn luyện quân sự mua về từ nước ngoài.

Ông Don Kirlin đứng bên cạnh một máy bay huấn luyện quân sự mua về từ nước ngoài.

Trước khi thực hiện thương vụ mua lại 46 máy bay chiến đấu của Không quân Australia, Don Kirlin cũng là người Mỹ đầu tiên tiến hành nhập khẩu máy bay phản lực quân sự của nước ngoài.

Chiếc máy bay quân sự đầu tiên của nước ngoài được Kirlin đưa về Mỹ vào năm 1994 là mẫu phi cơ huấn luyện phản lực L-39 Albatross (do Tiệp Khắc, nay là Cộng Hòa Séc sản xuất).

Vào thời điểm đó, việc đưa được một chiếc L-39 Albatross về Mỹ là cả một vấn đề cực kỳ phức tạp với vô số những cạm bẫy và ẩn số (đến nay cũng chưa được tiết lộ).

Kể từ đó, Don Kirlin đã hàng chục lần lặp đi lặp lại quá trình đưa máy bay quân sự nước ngoài về Mỹ.

Don Kirlin là chủ sở hữu tư nhân đầu tiên đối với một chiếc tiêm kích MiG-29 Fulcrum do Liên Xô chế tạo, trong một danh sách dài gồm nhiều loại máy bay quân sự của ngoại quốc lần đầu tiên được mang về xứ cờ hoa.

Những máy bay chiến đấu trong số 46 chiếc FA-18 Hornet của Không quân Australia được ông Don Kirlin ký hợp đồng mua về Mỹ.

Những máy bay chiến đấu trong số 46 chiếc FA-18 Hornet của Không quân Australia được ông Don Kirlin ký hợp đồng mua về Mỹ.

Ông cũng là doanh nhân Mỹ đầu tiên sở hữu đến tám loại giấy phép của Cục quản lý Thuốc lá và Súng đạn (ATF) Hoa Kỳ.

Số giấy tờ này cho phép ông mua, tích trữ và sử dụng cả các loại súng máy, pháo không quân hạng nặng cùng số lượng lên đến hàng ngàn viên đạn đi kèm.

Doanh nhân Kirlin là một trong những người tiên phong được phép bước chân vào khai thác “thị trường hỗ trợ không quân” cho lực lượng vũ trang Mỹ khi lĩnh vực này còn quá mới mẻ, nếu không muốn nói là mới đang chỉ ở giai đoạn “hoàn toàn thử nghiệm”.

Hợp tác với quân đội Mỹ

Don Kirlin (bên trái, ngoài cùng) chụp ảnh chung cùng các phi công của công ty Air USA.

Don Kirlin (bên trái, ngoài cùng) chụp ảnh chung cùng các phi công của công ty Air USA.

Đầu những năm 2000, Don Kirlin gia nhập lực lượng của Công ty Airborne Tactical Advantage Company (ATAC), một nhà thầu đối tác của chính phủ có trụ sở tại Newport News, Virginia, Hoa Kỳ.

ATAC vận hành máy bay quân sự Mk-58 Hawker Hunter, F-21 Kfir, A-4 Skyhawk và L-39 Albatros II do trong vai trò huấn luyện bay chiến thuật cho ba lực lượng chính gồm: Hải quân, Không quân và Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ ATAC với sự tham gia của Don Kirlin là dùng những máy bay, phương tiện quân sự mà họ đã mua được từ nước ngoài để mô phỏng các mục tiêu như: máy phản lực, tên lửa hành trình, hình thành môi trường chiến tranh điện tử giả lập để các máy bay chiến đấu Mỹ thục luyện kỹ năng chiến đấu.

Trong những năm đầu tiên, công Air USA của ông của Kirlin làm việc với tư cách là nhà thầu phụ cho ATAC, điều hành phần lớn số giờ bay hỗ trợ, mô phỏng "những phương tiện đối thủ" cận âm trên không được Bộ Quốc phòng Mỹ ký hợp đồng.

Những máy bay chiến đấu trong số 46 chiếc FA-18 Hornet của Không quân Australia được ông Don mua về Mỹ 1.jpg

Những máy bay chiến đấu trong số 46 chiếc FA-18 Hornet của Không quân Australia được ông Don mua về Mỹ 1.jpg

Sau một thời gian ngắn, với những kinh nghiệm của ông Kirlin, công ty Air USA liên tục nhận được tín nhiệm của quân đội Mỹ bằng những hợp đồng rất có giá trị.

Đến ngày hôm nay, ông Kirlin hiện đang sở hữu một phi đội máy bay quân sự ấn tượng, đủ sức làm nhiệm vụ của một lực lượng không quân thực sự mà ngay đến cả không lực của nhiều quốc gia cũng không thể so sánh được.

Air USA vẫn đang thực hiện nhiều vai trò cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, từ huấn luyện Kiểm soát tác chiến liên hợp (JTAC), đến gây nhiễu tác chiến điện tử trên không để máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ cũng như lực lượng phòng không mặt đất làm quen mới các môi trường chiến đấu đối địch khắc nghiệt trong tương lai.

Lộ diện vũ khí ”siêu khủng” không quân Nga sở hữu trong 20 năm tới

Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đang trải qua quá trình nâng cấp quy mô lớn với kỳ vọng sớm sở hữu một oanh tạc cơ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Bình ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN