Người đàn ông chi hơn 2 tỷ đồng để bắn chết dê núi Himalaya quý hiếm
Thợ săn này là người Mỹ thứ 3 được chính phủ Pakistan cấp giấy phép săn dê núi.
Thợ săn người Mỹ đã trả số tiền lớn để được cấp giấy phép giết dê núi Himalaya quý hiếm
Một thợ săn đến từ Texas (Mỹ) đã trả 110.000 USD (2,6 tỷ đồng) cho chính phủ Pakistan để có được cấp giấy phép bắn một con dê núi Himalaya quý hiếm.
Con vật hoang dã là giống dê núi Astore đang sống ở vùng Gilgit-Baltistan ở phía bắc dãy Himalaya, theo Dailymail.
Một video trên YouTube ghi lại cuộc đi săn của Bryan Harlan cho thấy con dê bị giật mình và nhảy lên cao khi người đàn ông đến từ Dallas bắn phát súng đầu tiên.
Người đàn ông này sau đó đã gây phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông xã hội sau khi đăng một bức ảnh bên cạnh con dê.
Nhiều người tỏ ra tức giận về việc Pakistan cho phép những người nước ngoài săn bắn loài động vật quý hiếm của quốc gia.
Bryan là người Mỹ thứ 3 đến Pakistan săn bắn dê núi luật cấm cấm hoặc điều chỉnh hành vi săn bắn của các tác giả săn bắn. Thợ săn Texan là người Mỹ thứ ba đến Pakistan săn bắn dê Astore.
“Thật vinh dự khi được trở lại Pakistan”, Brayan nói với đài truyền hình địa phương.
Bất chấp phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng Pakistan, Harlan cho biết rất thích cuộc đi săn của mình và cho rằng đang nỗ lực để bảo tồn động vật ở quốc gia này.
Các quan chức Pakistan và những nhóm bảo tồn nói rằng các cuộc đi săn được cấp phép đã giúp cứu loài dê núi do làm giảm nạn săn trộm.
Săn bắn động vật hoang dã là hành động bất hợp pháp ở Pakistan nhưng nước này cho phép thợ săn nước ngoài giết 12 con dê đực mỗi mùa nếu được chính phủ cho phép. Mỗi tờ giấy phép chỉ cho phép thợ săn giết một con dê.
80% số tiền mà người nước ngoài nộp cho chính phủ để có giấy phép săn bắn được trao cho các địa phương gần nơi săn bắn và 20% còn lại dành cho các cơ quan bảo tồn động vật hoang dã tại quốc gia này, các nhà chức trách địa cho biết.
Nỗ lực bảo tồn dê núi Astore đã được gia tăng sau khi các báo cáo năm 2011 chỉ ra rằng chỉ còn 2.500 con sống trong tự nhiên. Nguyên nhân là do nạn phá rừng, các hoạt động quân sự, và việc các thợ săn trộm bắt chúng để lấy thức ăn và sừng.
Chú voi được cho là lớn nhất châu Phi trong vòng 30 năm qua đã bị giết hại không thương xót vào ngày 8.10 vừa qua.