Người dân Myanmar sục sôi sau khi quân đội đảo chính

Các nhà cung cấp Internet ở Myanmar thông báo chặn truy cập mạng xã hội Facebook trên toàn quốc từ ngày 4.2 theo chỉ đạo của chính quyền quân sự, vài ngày sau khi quân đội đảo chính.

Người dân Myanmar tỏ thái độ bất bình sau khi quân đội đảo chính.

Người dân Myanmar tỏ thái độ bất bình sau khi quân đội đảo chính.

Trong thông điệp đăng tải trên Internet, Bộ Thông tin Truyền thông Myanmar cho biết đã chặn truy cập Facebook cho đến ngày 7.2 để đảm bảo “ổn định” cho đất nước, theo SCMP.

Nhiều người dân Myanmar cho biết họ cũng không thể truy cập các dịch vụ của Facebook như Instagram hay Whatsapp.

Ước tính một nửa số dân trong tổng số 53 triệu người ở Myanmar sử dụng Facebook.

“Quan ngại trước tình hình hiện tại, với một bộ phận người dân đe dọa sự ổn định của đất nước, lan truyền tin giả và thông tin sai sự thật, dẫn đến hiểu lầm giữa những người dùng Facebook”, Bộ Thông tin Truyền thông Myanmar nêu lý do.

Hôm 2.2, quân đội Myanmar cảnh báo tình trạng người dân Myanmar sử dụng mạng xã hội để kích động biểu tình, gây bất ổn trên diện rộng.

Quân đội Myanmar với xe tăng, xe bọc thép liên tục tuần tra trên đường phố tại các thành phố lớn, hầu như không gặp phải sự cản trở. Nhưng có dấu hiệu cho thấy người dân Myanmar đang sục sôi, lên kế hoạch phản đối quân đội nắm chính quyền.

Bác sĩ và các nhân viên y tế ở nhiều thành phố trên khắp Myanmar thông báo sẽ đình công để phản đối quân đội đảo chính. Một số người đăng hình ảnh trên mạng xã hội, giơ tay theo biểu tượng đấu tranh dân chủ của những người biểu tình ở Thái Lan.

Trước khi Facebook bị chặn ở Myanmar, các nhà hoạt động đã mở chiến dịch kêu gọi người dân biểu tình, thu hút 150.000 người đăng ký theo dõi chỉ trong 24 giờ.

Tiếng xoong nồi, tiếng còi xe và tiếng hát của những người biểu tình vang lên trên khắp thành phố Yangon ở Myanmar vào tối ngày 3.2, trong đêm thứ hai liên tiếp các nhà hoạt động kêu gọi biểu tình.

“Tôi cảm thấy tức giận. Tôi không muốn quân đội nắm quyền”, Zizawah, cư dân Myanmar 32 tuổi, nói. “Đây là lãnh đạo kiểu độc tài. Ai cũng biết chúng tôi đã bầu cho ai”.

“Chúng tôi đã có một cuộc bầu cử theo đúng pháp luật. Mọi người bầu cho người mà họ lựa chọn”, một người khác tên Theinny Oo nói, ám chỉ rằng mình không tin có gian lận bầu cử. “Chúng tôi đang cảm thấy bất an và lo sợ”.

Vài ngày trước, Facebook tuyên bố coi tình hình ở Myanmar là khẩn cấp. Facebook đã xóa những bài đăng ủng hộ hoặc ca ngợi quân đội Myanmar phát động đảo chính.

Đảo chính xong, quân đội Myanmar gặp thách thức lớn

Các tướng lĩnh quân đội Myanmar đã lật đổ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, nắm quyền kiểm soát đất nước, nhưng thách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN