Người Ấn Độ nhập cư trái phép bị "xích chân, còng tay" trục xuất khỏi Mỹ: New Delhi phẫn nộ
Hơn 100 người nhập cư Ấn Độ gần đây đã bị Mỹ trục xuất về nước trong chuyến bay kéo dài 40 giờ đồng hồ. Chi tiết hành trình trở về của những người này đã khiến các nghị sĩ Ấn Độ bày tỏ sự bất bình, theo CNN.
Đám đông đốt hình nộm ông Trump ở New Delhi, Ấn Độ hôm 6/2. Ảnh: Bloomberg.
Các nghị sĩ Ấn Độ phẫn nộ
CNN đưa tin, các nhà lập pháp Ấn Độ hôm 6/2 đã tổ chức biểu tình bên ngoài toà nhà Quốc hội, một số người đeo xiềng xích, số khác chế giễu tình bạn được ca ngợi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Ở những nơi khác tại New Delhi, các thành viên của nhóm thanh niên thuộc đảng đối lập Ấn Độ đã đốt hình nộm ông Trump.
Sự phẫn nộ ở Ấn Độ diễn ra vài ngày trước khi ông Modi dự kiến có chuyến công du tới Nhà Trắng để gặp ông Trump. Thủ tướng Ấn Độ từng gọi ông Trump là “người bạn thực sự” để mô tả mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo.
S. Kuldeep Singh Dhaliwal, một quan chức Ấn Độ thuộc bang Punjab, nơi có một chuyến bay trục xuất người nhập cư hạ cánh, đã thúc giục ông Modi "tận dụng tình bạn với ông Trump để giải quyết vấn đề".
Ông Dhaliwal đặt câu hỏi về "tính hữu ích của tình bạn này nếu nó không thể giúp đỡ những công dân Ấn Độ đang gặp khó khăn".
CNN dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết, người nhập cư trái phép Ấn Độ đã phải trải qua hành trình dài nhất để quay về nước kể từ khi chính quyền ông Trump bắt đầu sử dụng máy bay quân sự để trục xuất.
Bị còng tay, xích chân suốt chuyến bay
Nhân viên an ninh Ấn Độ tháp tùng một phụ nữ bị Mỹ trục xuất về nước. Ảnh: PTI.
Một người nhập cư Ấn Độ bị trục xuất, Akashdeep Singh, 23 tuổi, kể lại hành trình được coi là “hãi hùng” này. “Tay của chúng tôi bị còng và mắt cá chân bị trói bằng xích trước khi lên máy bay quân sự”, Akashdeep nói với CNN. “Chúng tôi đề nghị sĩ quan quân đội Mỹ tháo xích để đi vệ sinh nhưng họ đối xử với chúng tôi rất tệ”.
“Cái cách mà họ nhìn chúng tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Chúng tôi bị còng tay và xích chân suốt chuyến bay. Ngay trước khi máy bay hạ cánh, họ tháo xích cho phụ nữ còn nam giới chỉ được tháo xích khi được giao cho cảnh sát địa phương”, Akashdeep kể lại.
Một người Ấn Độ khác, Sukhpal Singh, 35 tuổi, xác nhận những người bị trục xuất bị xích suốt thời gian chuyến bay, kể cả khi máy bay hạ cánh xuống đảo Guam để tiếp nhiên liệu. “Họ đối xử với chúng tôi như tội phạm”, Sukhpal nói. “Nếu có ai đứng lên vì quá mỏi do bị còng tay và xích chân, họ sẽ hét lên, yêu cầu chúng tôi ngồi xuống”.
Theo CNN, đây là những người Ấn Độ đã chấp nhận đánh đổi rủi ro về tính mạng để vượt biên sang Mỹ từ các nước Mỹ Latin. Nhiều người nói họ muốn sang Mỹ tìm kiếm cơ hội mới vì cuộc khủng hoảng lao động ở quê nhà.
Theo số liệu chính phủ Mỹ, số người Ấn Độ nhập cư trái phép vào Mỹ đã tăng từ 8.027 trong giai đoạn 2018-2019 lên 96.917 trong giai đoạn 2022-2023.
Nhiều người chấp nhận bán tất cả tài sản, đất đai ở Ấn Độ để có tiền sang Mỹ. “Tôi sang Mỹ kiếm việc làm với hi vọng về một tương lai tốt hơn”, Sukhpal Singh nói với CNN. “Chúng tôi thấy điều đó qua phim ảnh và nghe mọi người xung quanh nói rằng sang Mỹ sẽ có việc làm và cơ hội thành công rất cao nên tôi muốn đến đó”.
Quân đội Mỹ đã dựng khoảng 150 lều trại phục vụ giam giữ người nhập cư trái phép tại nhà tù Vịnh Guantanamo ở Cuba, các bức ảnh chụp bên trong nhà tù...
Nguồn: [Link nguồn]
-07/02/2025 16:59 PM (GMT+7)