Người Ai Cập cổ ướp xác theo cách của nền văn minh lớn hơn, có thể hồi sinh người chết?
Một trong những giả thuyết rất được chú ý là liệu công nghệ ướp xác có tồn tại trước thời Ai Cập cổ đại hay không và liệu có phát triển đến mức hồi sinh được người chết hay không.
Thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại chỉ mang ý nghĩa biểu tượng.
Tiểu thuyết mang tên “The Sphinx Scrolls” xuất bản năm 2016 từng đề cập đến giả thuyết này. Theo cuốn sách, người Ai Cập cổ đại có thể đã bắt chước cách ướp xác của nền văn minh tiên tiến có thể giúp hồi sinh người chết.
Theo Ancient Origins, quá trình ướp xác thời Ai Cập cổ đại, mặc dù đã thành công trong việc bảo tồn hình dạng người chết qua hàng ngàn năm, nhưng về cơ bản chỉ mang tính biểu tượng.
Ướp xác người chết chỉ giúp ngăn chặn sự phân hủy của tế bào da, trong khi các cơ quan nội tạng bị loại bỏ vì không có cách nào lưu giữ được.
Nhưng liệu thuật ướp xác ở Ai Cập có thể là một phiên bản đơn giản của một nghệ thuật bảo quản cơ thể đã thất truyền với khả năng hồi sinh người chết hay không?
Giả thuyết gây tranh cãi này dựa trên nhiều phát hiện lịch sử, cũng như quan điểm đảo ngược rằng thành tựu của Ai Cập cổ đại chỉ là sự kết thúc của một nền văn minh vĩ đại hơn.
Những bí ẩn chưa có lời giải
Năm 1837, đại tá Howard Vyse, một nhà Ai Cập học, đã cho kích nổ, tạo ra một lỗ hổng trong Đại kim tự tháp Giza. Ông phát hiện một phần tấm sắt nằm giữa các khối bên trong.
Tuy nhiên, Đại kim tự tháp được được xây dựng trước thời đồ sắt tới hơn 2.000 năm. Một nghiên cứu năm 1989 còn cho thấy dấu vết của vàng trên bề mặt kim loại, có dấu hiệu của việc mạ vàng. Kỹ thuật này cũng cần tới kiến thức về điện.
Các bằng chứng khác ở Ai Cập cũng cho thấy manh mối rằng người xưa từng biết về điện. Đền Hathor ở thị trấn Dendera, Ai Cập, có những bức phù điêu bằng đá mô tả về thứ giống như bóng đèn.
Hình vẽ giống như bóng đèn đang chiếu sáng tại một ngôi đền ở thị trấn Dendera, Ai Cập.
Một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng, việc không có bồ hóng hoặc vết cháy từ ngọn đuốc trong một số ngôi mộ Ai Cập, có thể cho thấy việc sử dụng hệ thống đèn điện.
Bên cạnh đó, có những lỗ khoan được phát hiện trong đá granit của kim tự tháp và ở nhiều địa điểm khác, bao gồm ở các mỏ đá.
Theo Ancient Origins, có thể những lỗ sâu, hình tròn hoàn hảo này đã được khoét bằng một công cụ cần tới năng lượng điện?
Ngoài ra, những chữ tượng hình kỳ lạ trong Đền Seti I ở thành phố Abydos có hình giống một chiếc trực thăng, một chiếc thuyền và thậm chí là một chiếc máy bay.
Xác ướp Kai-i-nefer có niên đại cách đây hơn 2.500 năm.
Một vài hiện vật dị thường có thể được giải thích là sự trùng hợp hoặc bị người hiện đại hiểu sai. Nhưng nhiều chi tiết kỳ lạ xuất hiện ở khắp nơi thời Ai Cập cổ đại, dẫn đến giả thuyết rằng nền văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn nhiều bí mật chưa khám phá. Phải chăng những người xây dựng kim tự tháp đã sử dụng kiến thức lưu giữ qua nhiều thế hệ?
Nền văn minh bị lãng quên
Một nhóm các nhà khoa học từng đưa ra giả thuyết gây sốc, rằng tượng Nhân sư ở Giza được xác định có niên đại lâu đời hơn các kim tự tháp tới hàng ngàn năm, trước thời Ai Cập cổ đại, khi cao nguyên Giza có khí hậu ẩm ướt.
Nếu những giả thuyết về Ai Cập cổ đại là những gì còn lại của một nền văn minh vĩ đại và xa xưa hơn, thì rất có thể quá trình ướp xác của người Ai Cập có thể là phiên bản rút gọn của một kỹ thuật phức tạp hơn nhiều, theo Ancient Origins. Kỹ thuật bị lãng quên đó rất có thể bảo quản được toàn bộ cơ thể người, chứ không phải một phần như cách người Ai Cập cổ đại vẫn làm.
Tuy vậy, cũng có luồng ý kiến cho rằng, giả thuyết trên chưa được kiểm chứng do không có bất cứ tài liệu hay mẫu xác ướp nào có thể được bảo quản nguyên vẹn hơn xác ướp Ai Cập.
Công nghệ đóng băng người chết ngày nay được cho là tiệm cận nhất với khả năng hồi sinh người chết của nền văn minh cổ xưa.
Kỹ thuật đông lạnh giúp tránh làm tổn thương tế bào bằng cách thêm các hóa chất chống đông vào cơ thể. Nhưng rã đông như thế nào để hồi sinh được người chết vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Phát hiện mới có liên quan tới kỹ thuật ướp xác một thành viên hoàng tộc được gọi với cái tên Khuwy, từng sống ở...
Nguồn: [Link nguồn]