Ngựa của Thành Cát Tư Hãn và cảnh sát kị binh Mông Cổ ngày nay

Một người Mông Cổ đam mê lịch sử và nhiếp ảnh, anh Anand Nyamdavaa, chia sẻ trên website MongoliaFAQ (Hỏi đáp về Mông Cổ), những thông tin thú vị liên quan Đế quốc Mông Cổ, cảnh sát kị binh Mông Cổ…

Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) thống nhất các bộ tộc Trung Á, lập ra Đế quốc Mông Cổ. Tuy đế quốc này chỉ tồn tại đến năm 1368 nhưng lãnh thổ bao gồm Trung Quốc ngày này và mở rộng sang phía Tây, tới tận Ba Lan và Hungary.

Nhân vật Thành Cát Tư Hãn trong phim “Mongol” (năm 2007). Ảnh: Getty Images.

Nhân vật Thành Cát Tư Hãn trong phim “Mongol” (năm 2007). Ảnh: Getty Images.

Vai trò ngựa chiến trong tham vọng chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn

Khi nói về lý do Đế quốc Mông Cổ không tiếp tục bành trướng lãnh thổ, người ta đưa ra nhiều lý do khác nhau, bao gồm đấu đá nội bộ giữa những người kế vị Thành Cát Tư Hãn, Tây Âu củng cố quân đội, phòng thủ vững chắc… “Nhưng lý do thực sự rất đơn giản. Thành Cát Tư Hãn là dân du mục và ông biết cách chăm sóc đàn gia súc của mình”, anh Nyamdavaa viết. Một chiến dịch sẽ không được thực hiện cho đến khi ngựa được nghỉ ngơi, hồi phục sau một chặng đường dài hoặc một trận đánh.

Người dân Mông Cổ cưỡi ngựa ở tỉnh Khentii. Giống ngựa Mông Cổ nhỏ bé này đã giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn. Ảnh: Cater News Agency.

Người dân Mông Cổ cưỡi ngựa ở tỉnh Khentii. Giống ngựa Mông Cổ nhỏ bé này đã giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn. Ảnh: Cater News Agency.

Một con ngựa mỗi ngày cần khoảng 8 kg cỏ và 40 lít nước. Trung bình, một “tumen” (10.000 quân) có xấp xỉ 40.000 con ngựa. Số ngựa này mỗi ngày cần khoảng 6km2 cỏ, tương đương 1.800 km2 cỏ mỗi tháng.

Giống ngựa Mông Cổ hiện nay được cho là gần như không thay đổi từ thời Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Cater News Agency.

Giống ngựa Mông Cổ hiện nay được cho là gần như không thay đổi từ thời Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Cater News Agency.

Trước mỗi trận đánh, thám báo của Thành Cát Tư Hãn sẽ đến khu vực cần chinh phạt để tìm hiểu tình hình nhiều mặt, trong đó có các điều kiện dành cho ngựa chiến. Ví dụ, khu vực đó có đủ chỗ cho 40.000 con ngựa, có đủ nước (sông, hồ, giếng…) cho ngựa uống, có đồng cỏ đủ rộng để ngựa ăn, chạy nhảy… Nếu điều kiện cho ngựa không được đảm bảo, trận đánh sẽ không diễn ra.

Đua ngựa ở Mông Cổ ngày nay. Ảnh: Cater News Agency.

Đua ngựa ở Mông Cổ ngày nay. Ảnh: Cater News Agency.

Cảnh sát kị binh Mông Cổ dùng ngựa Nga?

Anh Nyamdavaa kể: “Tới nhiều nước khác nhau, tôi thấy cảnh sát đô thị của họ tuần tra trên lưng ngựa. Tôi luôn mong ước cảnh sát Mông Cổ sẽ có đơn vị kị binh. Và điều này thành hiện thực vào năm 2010”.

Cưỡi trên lưng ngựa, cảnh sát kị binh Mông Cổ làm được nhiều việc và có những lợi thế nhất định, như nhìn thấy người từ đằng xa, có thể vượt qua đám đông tắc đường…

Ngựa của cảnh sát kị binh Mông Cổ rất hữu dụng ở bên bờ sông Tuul vì nhiều chỗ xe tuần tra không thể tới được.

Cảnh sát kị binh Mông Cổ tuần tra dọc bờ sông Tuul. Ảnh: Anand Nyamdavaa.

Cảnh sát kị binh Mông Cổ tuần tra dọc bờ sông Tuul. Ảnh: Anand Nyamdavaa.

Tuy nhiên, ngựa của cảnh sát kị binh Mông Cổ cũng gây ra một đợt tranh cãi nho nhỏ. Đó là việc cảnh sát cho nhập giống ngựa ngoại, trong khi Mông Cổ có tới 4 triệu con ngựa.

“Người ta xì xào về nạn tham nhũng và sự ‘ngu ngốc’ của lãnh đạo cảnh sát”, anh Nyamdavaa viết. Tuy nhiên, cảnh sát giải thích rằng, ngựa Mông Cổ không phù hợp môi trường đô thị; số lượng lớn ô tô, người di chuyển liên tục có thể khiến chúng căng thẳng, hoảng sợ.

Vì thể cảnh sát chọn giống ngựa “Budenovskii” của Nga. Giống ngựa này khỏe mạnh, sống ở vùng Siberia lạnh giá, bình tĩnh trong các tình huống phức tạp.

Ngựa của cảnh sát kị binh Mông Cổ đang sinh trưởng và làm việc tốt ở Mông Cổ. Tính đến cuối năm 2019, cảnh sát kị binh Mông Cổ có 80 con ngựa nòi “Budenovskii”, anh Nyamdavaa thông tin.

Cảnh sát kị binh Mông Cổ tuần tra trên đường phố. Ảnh: Anand Nyamdavaa.

Cảnh sát kị binh Mông Cổ tuần tra trên đường phố. Ảnh: Anand Nyamdavaa.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư 10 vạn quân Tôn Quyền đại bại trước 800 kỵ binh Trương Liêu

Trận đánh thành Hợp Phì giữa 10 vạn quân Đông Ngô do Tôn Quyền thống lĩnh và quân Tào Ngụy do Trương Liêu chỉ uhy suốt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN