Ngư lôi Nga biết giả làm cá khổng lồ lừ lừ áp sát đối phương

“Đó không phải là một con rùa, đó là ngư lôi đang hướng về phía chúng ta”, đó có thể là câu nói của một thuyền trưởng tàu chiến Mỹ, khi bị ngư lôi Nga tấn công.

Ngư lôi Nga biết giả làm cá khổng lồ lừ lừ áp sát đối phương - 1

Ảnh minh họa.

Theo National Interest, Nga hiện đang phát triển mẫu ngư lôi hoàn toàn mới, hoạt động yên tĩnh tuyệt đối, không để lại dấu vết và di chuyển với vận tốc 3-5 km/giờ.

Những ngư lôi siêu nhỏ này được thiết kế để có thể đánh lừa hệ thống cảm biến của đối phương, dẫn đến việc đối phương nhầm lẫn ngư lôi với cá hoặc rùa biển.

Mỗi ngư lôi như vậy chỉ nặng không quá 45kg, theo nhà khoa học Shamil Aliyev, chuyên gia ngư lôi của Nga. Theo kịch bản tấn công, tàu ngầm Nga sẽ phóng loạt ngư lôi đặc biệt này để chúng từ từ tiếp cận tàu đối phương.

Dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn thiết kế và phát triển, ông Aliyev nói với hãng thông tấn Nga RIA Novosti.

Thách thức lớn nhất mà các nhà khoa học Nga phải đối mặt là việc trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho ngư lôi. Hệ thống AI là cần thiết để ngư lôi có thể ngụy trang thành sinh vật biển lớn, như cá khổng lồ, để “không ai để mắt đến chúng”.

Các nhà khoa học Nga cũng phải chế tạo AI đối phó được với nhiều tình huống bất ngờ. “Ngư lôi hoạt động tự chủ dưới nước sẽ phải tự đưa ra quyết định tấn công nhờ vào AI. Đây là thách thức rất lớn”.

Ông Aliyev nêu viễn cảnh cả một đàn ngư lôi tấn công mục tiêu đối phương sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện trên chiến trường.

Hãy tưởng tượng hàng nghìn con cá, rùa biển cùng xuất hiện ở một vùng biển. Đối phương sẽ không thể biết đâu là sinh vật thật, đâu là ngư lôi ngụy trang. Điều này đặt ra những thách thức chưa từng có với kẻ thù.

Theo National Interest, dự án chế tạo ngư lôi của Nga rất hứa hẹn nhưng nó cũng có nhiều nhược điểm. Tốc độ di chuyển chậm khiến các ngư lôi này chỉ giống như mìn định hướng.

Ngư lôi Nga biết giả làm cá khổng lồ lừ lừ áp sát đối phương - 2

Ngư lôi đạt tốc độ siêu nhanh VA-111 Shkval của Nga.

Bryan Clark, cựu sỹ quan tàu ngầm Mỹ nhận định: “Ngư lôi di chuyển với tốc độ 5 km/giờ sẽ không thể bắt kịp tàu ngầm hay thậm chí là tàu nổi”.

“Người Nga chỉ có thể phóng loạt ngư lôi này đón đầu đối phương. Còn nếu mục tiêu chạy thoát hoặc đổi phướng, số ngư lôi phóng đi sẽ trở nên vô dụng”, ông Clark nhận định.

Ngoài ra, những ngư lôi hạng nặng tới 450kg mới đủ sức phá vỡ thân tàu nhờ vào áp lực từ vụ nổ. “Các ngư lôi hạng nhẹ chỉ 40kg sẽ rất khó gây thiệt hại lớn, trừ khi được kích nổ ở đúng nơi, đúng chỗ”.

Tuy vậy, ông Clark tin rằng loại ngư lôi mới của Nga có thể hiệu quả trước các mục tiêu cố định, như dây cáp biển hoặc đường ống dẫn dầu.

Phía Mỹ hiện cũng đang phát triển vũ khí mới có cơ chế hoạt động gần tương tự, nhưng là thiết bị di chuyển không người lái (UUV).

“Tôi nghĩ là người Nga nên tập trung vào tính năng tàng hình của ngư lôi, hơn là cố gắng làm cho nó trở nên giống với cá hay rùa biển”, ông Clark nói.

Uy lực siêu ngư lôi Nga chuyên diệt tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Sự xuất hiện của các siêu ngư lôi, mạnh nhất thế giới của Nga đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện tác chiến dưới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN