Ngôi làng cổ Trung Quốc “tái xuất” sau 50 năm biến mất
Các nhà sử học cho biết ngôi làng từng là nơi sinh sống của các công nhân làm việc tại một mỏ bạc gần đó trong thế kỷ 13.
Tàn tích của ngôi làng cổ xuất hiện bên dưới hồ chứa
Một ngôi làng cổ đã xuất hiện trở lại ở Trung Quốc sau khi hồ chứa bị hút cạn nước, theo báo địa phương.
Ngôi làng từng bị nước che lấp khi hồ chứa Nangang được xây dựng ở quận Shanggao, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Hàng chục gia đình phải chuyển nhà vào năm 1961 khi hồ chứa bắt đầu được xây dựng.
Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái, chính quyền địa phương đã bắt đầu bơm một lượng nước lớn ra khỏi hồ chứa để giúp cung cấp cho một mạng lưới nước sạch ở khu vực đô thị gần đó.
Khi những giọt nước cuối cùng được bơm ra khỏi hồ chứa, người dân đã nhìn thấy ngôi làng cũ của họ sau 56 năm.
Khi những giọt nước cuối cùng được bơm ra khỏi hồ chứa, người dân đã nhìn thấy ngôi làng cũ của họ sau 56 năm.
Các nhà sử học cho biết ngôi làng từng là nơi sinh sống của các công nhân làm việc tại một mỏ bạc gần đó trong thế kỷ 13.
Con đường lát đá trong khu vực từng sử dụng để vận chuyển bạc đến các khu vực khác của Trung Quốc.
Mỏ bạc hoạt động trong suốt 160 năm, là một trong những mỏ bạc cổ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc.
Chính quyền địa phương cho biết ngôi làng sắp tới sẽ lại biến mất khi hồ chứa được bơm đầy trở lại.
Các nhà sử học cho biết ngôi làng từng là nơi sinh sống của các công nhân làm việc tại một mỏ bạc gần đó trong thế kỷ 13.
Một bức tượng Phật bỗng xuất hiện sau khi mực nước hồ chứa ở Trung Quốc giảm mạnh.