Ngoại trưởng Nga Lavrov rời Hội nghị G20 sớm

Theo báo cáo của truyền thông Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã rời Bali (Indonesia) ngay sau ngày họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh G20.

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 15/11 (giờ địa phương) đưa tin, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã hoàn thành công việc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 và đã rời Bali (Indonesia).

Cụ thể, RIA Novosti thông tin: "Theo đúng kế hoạch, Ngoại trưởng Lavrov đã rời Bali sau ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị G20. Tuyên bố cuối cùng của hội nghị dự kiến sẽ được thông qua vào ngày 16/11 sau một cuộc họp về số hóa".

Theo nguồn tin của RIA Novosti, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov sẽ thay thế Ngoại trưởng Lavrov để đại diện cho Nga tại Hội nghị G20.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov rời Hội nghị G20 sớm. Ảnh: Reuters 

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov rời Hội nghị G20 sớm. Ảnh: Reuters 

Với tư cách nước chủ nhà G20 năm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo trước đó cho biết đã gửi lời mời cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới tham dự hội nghị ở Bali.

Tuy nhiên, trước ngày diễn ra hội nghị, Điện Kremlin cho biết ông Putin quá bận rộn với công việc nên không thể sắp xếp thời gian tới Bali. Khi ấy, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã được cử đi thay thế tổng thống Nga.

Trong khi đó, Tổng thống Zelensky đã không trực tiếp tới Bali tham dự hội nghị nhưng ông đã có bài phát biểu trực tuyến qua video trước các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế phát triển thế giới. Trong bài phát biểu của mình, ông Zelensky nhấn mạnh Kiev sẽ không nhượng bộ về lãnh thổ cũng như chủ quyền để đổi lấy một cuộc đàm phán hòa bình với Nga.

Cụ thể, Tổng thống Ukraine chia sẻ: "Tôi muốn hành động quân sự gay gắt của Nga phải kết thúc ngay lập tức dựa trên hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Ukraine không nên bị yêu cầu đem lãnh thổ và chủ quyền ra để thỏa thuận. Chúng tôi tôn trọng những quy tắc và chúng tôi sẽ luôn tuân theo những gì mình đề ra".

Đồng thời, ông Zelensky nhấn mạnh Ukraine sẽ không tiến hành những cuộc đàm phán như đã làm với Nga trong nhiều năm trước, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và hỗ trợ lực lượng ly khai ở vùng Donbass vào năm 2014. Cụ thể, ông Zelensky đã để cập đến 2 hiệp ước Minsk 1 và 2, được ký kết trong các năm 2014 và 2015 dưới sự trung gian của Đức và Pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại thời điểm đó.

Tổng thống Ukraine tiếp tục: "Rõ ràng, chúng tôi không thể tin tưởng Nga. Sẽ không có thêm một hiệp ước Minsk 3 mà Nga có thể dễ dàng vi phạm các thỏa thuận ngay sau khi vừa ký kết". 

Cuộc gặp Ngoại trưởng Nga - Trung: Bắc Kinh nói gì về khủng hoảng Ukraine?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ngày 15/11 đã có cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Jakarta Post, Politico)  ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN