Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio xoa dịu lo ngại của châu Âu

Sự kiện: Tin tức Mỹ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhà ngoại giao hàng đầu của ông Trump, Marco Rubio, đã hạ thấp mối lo ngại của châu Âu về việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga và Mỹ, dự kiến diễn ra tại Ả Rập Xê-út.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm 16/2 cho biết Kiev và châu Âu sẽ tham gia vào bất kỳ "cuộc đàm phán thực sự" nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột với Moscow, ám chỉ rằng các cuộc đàm phán của Mỹ với Nga trong tuần này là cơ hội để thăm dò xem Tổng thống Nga Vladimir Putin nghiêm túc như thế nào về hòa bình.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã hạ thấp mối lo ngại của châu Âu về việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga và Mỹ, dự kiến diễn ra tại Ả Rập Xê-út trong những ngày tới.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài CBS, ông Rubio cho biết quá trình đàm phán thực chất vẫn chưa bắt đầu, và nếu có tiến triển, người Ukraine và người châu Âu sẽ được đưa vào cuộc vì Ukraine là một bên trong cuộc xung đột này và EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ông Putin và Nga.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio (trái) và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bên lề Hội nghị An ninh Munich, ngày 15/2/2025. Ảnh: NY Post

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio (trái) và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bên lề Hội nghị An ninh Munich, ngày 15/2/2025. Ảnh: NY Post

Trước đó hôm 16/2, Reuters đưa tin rằng các quan chức Mỹ đã đưa cho các quan chức châu Âu một bảng câu hỏi, trong đó có câu hỏi về số lượng quân mà họ có thể đóng góp để thực thi thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga.

"Tổng thống Trump đã nói chuyện với ông Vladimir Putin vào tuần trước và trong đó, ông Vladimir Putin bày tỏ sự quan tâm của mình đối với hòa bình, và Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc xung đột này theo cách bền vững và bảo vệ được chủ quyền của Ukraine", Ngoại trưởng Rubio cho biết trên chương trình "Meet the Press" của Đài CBS.

"Bây giờ, rõ ràng là phải có hành động tiếp theo, vì vậy vài tuần và vài ngày tới sẽ quyết định xem mong muốn đó có nghiêm túc hay không. Cuối cùng, một cuộc gọi điện thoại không thể tạo ra hòa bình", ông Rubio cho biết, ám chỉ cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin hôm 12/2, vốn đã làm "dậy sóng" đôi bờ Đại Tây Dương.

Khi được hỏi liệu ông có thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm 15/2 hay không, ông Rubio từ chối cung cấp thông tin xác nhận, chỉ nói rằng hai bên "không đi vào bất kỳ chi tiết nào".

Ngoài ra, ông Rubio cho biết ông cũng sẽ có mặt tại Ả Rập Xê-út do chuyến công du chính thức đã được sắp xếp trước đó.

Trong lúc này, một nhóm quan chức cấp cao của Nhà Trắng, bao gồm Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Trung Đông Steve Witkoff và Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz, đang trên đường tới Riyadh để bắt đầu thiết lập các cuộc đàm phán.

"Tôi sẽ lên đường vào tối nay", ông Witkoff nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 16/2. "Tôi sẽ đi cùng cố vấn an ninh quốc gia, và chúng tôi sẽ họp theo chỉ đạo của Tổng thống, và hy vọng chúng tôi sẽ đạt được một số tiến triển thực sự tốt".

Cả ông Rubio và ông Witkoff đều bác bỏ những lo ngại rằng Ukraine và các nhà lãnh đạo châu Âu khác sẽ không có chỗ trong các cuộc đàm phán hòa bình, bất chấp việc đặc phái viên của ông Trump về Ukraine, Keith Kellogg, đã gợi ý chính xác điều đó tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) vừa qua.

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các quan chức châu Âu đã bị sốc trước những động thái của chính quyền Trump đối với Ukraine, Nga trong những ngày gần đây, đồng thời nhanh chóng phản ứng

Điện Elysee cho biết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tiếp đón các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 cho một Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp về Ukraine, sau những phát biểu của ông Kellogg.

Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm 16/2 cho biết, ông "sẵn sàng và mong muốn" đưa quân đội Anh vào Ukraine, như một phần của bất kỳ lực lượng gìn giữ hòa bình nào thời hậu chiến, để đảm bảo an ninh cho Vương quốc Anh và châu Âu.

Thủ tướng Starmer cho biết, ông không đưa ra quyết định xem xét đưa quân nhân Anh "vào nơi nguy hiểm" một cách dễ dàng, nhưng việc đảm bảo hòa bình lâu dài ở Ukraine là điều cần thiết để ngăn chặn bất kỳ sự gây hấn nào trong tương lai.

Ông Starmer dự kiến sẽ cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Tổng thư ký NATO Mark Rutte, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và các nhà lãnh đạo châu Âu khác đến Paris dự hội nghị khẩn cấp do ông Macron triệu tập.

Theo các quan chức thạo tin, quân đội châu Âu "sẽ không được triển khai dọc theo tiền tuyến mà được bố trí để sẵn sàng phản ứng nhanh nếu các lực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức (Reuters, Independent) ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN