"Ngoại giao vắc xin Covid-19", liệu Trung Quốc có đủ khả năng?

Phong cách ngoại giao “chiến binh sói” của Trung Quốc đã gây nhiều tranh cãi khi nước này bị phương Tây cáo buộc khiến dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, “ngoại giao vắc xin Covid-19” sẽ sớm lên ngôi vì Trung Quốc dường như đang nhận vai trò lãnh đạo thế giới trong phản ứng với đại dịch.

Trung Quốc đang là một trong những nước đi đầu trong việc nghiên cứu và điều chế vắc xin ngừa Covid-19. Bắc Kinh khẳng định rằng, nếu vắc xin do nước này được sản xuất thành công, nó sẽ là một loại hàng hóa công cộng toàn cầu.

Vắc xin Covd-19 của Trung Quốc đã bước vào thử nghiệm giai đoạn 3 – giai đoạn được xem là quan trọng nhất để đánh giá an toàn và hiệu quả của một loại vắc xin. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nguồn cung dược phẩm sẽ là thách thức nếu Trung Quốc muốn sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 quy mô lớn.

Các chuyên gia cho rằng, phục vụ riêng cho thị trường vắc xin 1,4 tỷ dân đã không phải điều dễ dàng với Trung Quốc.

Tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố, nước này sẽ không giữ độc quyền vắc xin Covid-19 như một số quốc gia khác.

Nepal, Afghanistan, Pakistan, Philippines và nhiều nước châu Phi đều đã nhận được sự hứa hẹn từ Bắc Kinh rằng sẽ được ưu tiên cung cấp vắc xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất.

Phòng thí nghiệm vắc xin của một công ty dược phẩm tại Trung Quốc (ảnh: NY Times)

Phòng thí nghiệm vắc xin của một công ty dược phẩm tại Trung Quốc (ảnh: NY Times)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây cũng tuyên bố về khoản vay trị giá hơn 1 tỷ USD cho các nước khu vực Mỹ Latinh và Caribbean mua vắc xin Covid-19.

“Việc hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình tiếp cận vắc xin Covid-19 là một bước đi nhằm nâng cao vị thế của Trung Quốc. Hầu hết các nước được hứa hẹn sớm nhận vắc xin đều vay vốn từ sáng kiến Vành đai Con đường. Ngoại giao vắc xin sẽ giúp Trung Quốc tăng sức mạnh mềm, tiếp sức cho sáng kiến này”, Yanzhong Huang – chuyên gia cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại New York, Mỹ – nhận định.

Theo ông Huang, sự xuất hiện trở lại của Covid-19 ở khu tự trị Tân Cương, Bắc Kinh thời gian gần đây khiến Trung Quốc rất nóng lòng có vắc xin.

“Trung Quốc sẽ gặp thách thức khi vừa phải phân bổ vắc xin sản xuất được cho nước ngoài vừa triển khai tiêm chủng trong nước”, ông Huang nói.

“Xét về lịch sử, Trung Quốc không phải là một nguồn cung lớn trong sản xuất vắc xin toàn cầu. Trung Quốc là nước đông dân, thị trường trong nước của họ rất lớn. Thông thường, có rất ít cơ hội để các công ty dược Trung Quốc tiếp cận thị trường vắc xin quốc tế”, John Donnelly – chuyên gia vắc xin tại Mỹ – nhận xét.

Mỗi năm, Trung Quốc sản xuất hàng trăm triệu liều vắc xin khác nhau, nhưng xét về thị trường toàn cầu, nước này hoàn toàn lép vế so với Ấn Độ và các tập đoàn xuyên quốc gia phương Tây, theo SCMP.

Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ ưu tiên cung cấp vắc xin Covid-19 cho nhiều nước (ảnh: SCMP)

Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ ưu tiên cung cấp vắc xin Covid-19 cho nhiều nước (ảnh: SCMP)

Tháng trước, có 13 công ty dược Trung Quốc đã đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất vắc xin, theo Bộ Công nghiệp Trung Quốc.

Một rào cản khác đối với vắc xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất là về vấn đề niềm tin.

Ngành công nghiệp vắc xin của Trung Quốc trong những năm gần đây đã nhiều lần rúng động vì các vụ bê bối an toàn. Năm ngoái, Trung Quốc đã ban hành quy định mới nhằm thắt chặt chất lượng của việc sản xuất vắc xin trong nước.

“Sau nhiều vụ bê bối, những lo ngại về chất lượng vắc xin Covid-19 của Trung Quốc là dễ hiểu. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, ngành công nghiệp vắc xin của Trung Quốc đã trở nên cạnh tranh và có ý thức sâu sắc hơn về sự an toàn”, ông Huang nhận xét

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ: Bộ trưởng Nội vụ nhiễm Covid-19 vào viện tư chữa, dân nói ”lời cay đắng”

Trong bối cảnh Ấn Độ bước sang ngày thứ năm liên tiếp ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm Covid-19 mới sau 14 giờ, Bộ trưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN