Nghiên cứu mới: Ảnh hưởng lâu dài của Covid-19 tới bệnh nhân

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo WHO, hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 được ghi nhận, bao gồm đau ngực, ngứa râm ran, phát ban hay rối loạn chức năng nhận thức.

Một bệnh nhân đã khỏi Covid-19 đang được điều trị phục hồi. Ảnh: Hopkins Medicine

Một bệnh nhân đã khỏi Covid-19 đang được điều trị phục hồi. Ảnh: Hopkins Medicine

Tờ News.com.au hôm 1/9 đưa tin, các tác động lâu dài của Covid-19 ở bệnh nhân - có hay không có triệu chứng - đã được công bố trong một nghiên cứu mới do Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ công bố. 

Nghiên cứu mới có tên gọi là: Outcomes Among Patients Referred to Outpatient Rehabilitation Clinics After Covid-19 diagnosis (Tạm dịch: Kết quả của các bệnh nhân tới phòng khám phục hồi chức năng ngoại trú sau khi khỏi Covid-19). Nó được xuất bản trên tạp chí Morbidity and Mortality Weekly Report của Mỹ. 

Nghiên cứu mới so sánh tác động về thể chất và tinh thần của 1.295  người từng nhiễm Covid-19 với biểu hiện nặng - nay đã khỏi nhưng vẫn còn một số triệu chứng hậu Covid-19 - với một nhóm khác gồm 2.395 bệnh nhân ung thư (không bị nhiễm Covid-19) trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2021. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được chuyển tới khu điều trị phục hồi chức năng ngoại trú. 

Một số bệnh nhân trong nhóm từng nhiễm Covid-19 được phát hiện có tình trạng thể chất kém và phải chịu đau đớn gấp đôi so với các bệnh nhân ung thư. 

"Trong các bệnh nhân ở khu phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngoại trú, những người đang điều trị hậu Covid-19 có sức khỏe kém hơn những người đang phục hồi sau khi điều trị ung thư", nghiên cứu nếu rõ.

Cụ thể, tỷ lệ người thuộc nhóm điều trị hậu Covid-19 có tình trạng mệt mỏi hoặc yếu cơ toàn thân cao hơn nhóm điều trị hậu ung thư - 72,7% so với 42,3%. 

Ở tiêu chí sức khỏe thế chất kém hơn, tỷ lệ người thuộc nhóm điều trị hậu Covid-19 vẫn nhỉnh hơn nhóm điều trị hậu ung thư - 44,1% so với 32,6%. 

Ngoài ra, nhóm điều trị hậu Covid-19 cũng có tỷ lệ cao hơn nhóm điều trị hậu ung thư ở tiêu chí "khó khăn về hoạt động thể chất" - 32,3% so với 24,2%.

Theo nghiên cứu mới, nhóm bệnh nhân điều trị hậu Covid-19 có tỷ lệ cao hơn nhóm còn lại về các tiêu chí: "Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần" - 19,1% so với 15,3%; "Gặp khó khăn khi vận động, làm việc" - 38,2% so với 25,2%; "Khó khăn khi đi cầu thang" - 40,2% so với 18,3%;  "Khó khăn khi đi bộ trong 15 phút" - 38,2% so với 16,6%. 

Từ các kết quả trên, nghiên cứu rút ra rằng, Covid-19 có ảnh hưởng lâu dài tới người bệnh ở cả tâm thần và hoạt động thể chất. Ngoài ra, các tác giả của nghiên cứu còn cảnh báo rằng, ảnh hưởng lâu dài của Covid-19 tới người bệnh có thể là mối đe dọa tới hệ thống y tế. 

"Nhóm điều trị hậu Covid-19 sử dụng nhiều dịch vụ phục hồi chức năng hơn nhóm điều trị hậu ung thư. Các kết quả trên cho thấy, nhóm điều trị hồi phục hậu Covid-19 có sức khỏe và tình trạng thể chất kém hơn so với nhóm điều trị hậu ung thư", nghiên cứu kết luận. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 được ghi nhận, bao gồm đau ngực, ngứa râm ran, phát ban hay rối loạn chức năng nhận thức.

Tác động lâu dài của Covid-19 tới bệnh nhân không có ngoại lệ về tuổi tác hay mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ảnh minh họa: Adam121

Tác động lâu dài của Covid-19 tới bệnh nhân không có ngoại lệ về tuổi tác hay mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ảnh minh họa: Adam121

Không có ngoại lệ về tuổi tác

Trong một bài viết trên trang The Conversation, Trevor Kilpatrick, một nhà thần kinh học, và Steven Petrou, trưởng phòng thí nghiệm, thuộc Viện Khoa học Thần kinh và Sức khỏe Tâm thần Florey (Úc), đã ủng hộ kết quả nghiên cứu cho rằng, Covid-19 từ lâu không còn được cho là chỉ ảnh hưởng tới một lứa tuổi nhất định hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. 

Người trẻ tuổi hay những người nhiễm Covid-19 thể nhẹ, vẫn có thể phải chịu ảnh hưởng lâu dài từ Covid-19, theo 2 nhà khoa học. Họ cũng dẫn một nghiên cứu từ Đại học hoàng gia London (Anh) cho thấy, các triệu chứng kéo dài ở bệnh nhân "ít nhất 3 đến 4 tháng sau lây nhiễm". 

Các nhà khoa học cho rằng, kết quả của nghiên cứu mới có ý nghĩa rất lớn với hệ thống chăm sóc sức khỏe trong và sau đại dịch Covid-19. Các bệnh nhân khỏi Covid-19 vẫn cần được áp dụng phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Nghiên cứu mới: Chủng Delta ảnh hưởng thế nào tới người chưa tiêm vắc xin?

Một nghiên cứu mới ước tính rằng, biến chủng Delta làm tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của người chưa tiêm vắc xin...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - News.com.au ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN