Nghiên cứu chấn động mới về nguồn gốc Covid-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một nghiên cứu mới cho thấy các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tại một phòng nghiên cứu ở TP Vũ Hán, Daily Mail đưa tin ngày 29-5.

Tác giả của nghiên cứu, nhà khoa học người Anh Angus Dalgleish và người Na Uy Birger Sørensen, khẳng định họ có bằng chứng virus được tạo ra trong phòng nghiên cứu ở Trung Quốc từ 1 năm trước nhưng bị phớt lờ bởi giới học giả và truyền thông.

Cũng theo ông Dalgleish và ông Sørensen, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm cách che đậy dấu vết bằng kỹ nghệ đảo ngược, tạo ra những phiên bản virus để khiến virus như thể tiến hóa tự nhiên từ dơi.

Trong lúc phân tích mẫu vật Covid-19 vào năm ngoái trong một nỗ lực phát triển vắc-xin, ông Dalgleish và ông Sørensen phát hiện điểm đặc biệt ở virus mà họ khẳng định là chỉ có thể phát sinh từ quá trình "thao túng" trong phòng thí nghiệm.

Hai nhà khoa học nổi tiếng này khẳng định họ đã cố gắng công bố nghiên cứu nhưng bị nhiều tạp chí khoa học từ chối vào thời điểm phần lớn kiên quyết rằng virus lây nhiễm tự nhiên từ động vật sang người.

Ông Birger Sørensen và ông Angus Dalgleish khẳng định họ có bằng chứng SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc. Ảnh Daily Mail

Ông Birger Sørensen và ông Angus Dalgleish khẳng định họ có bằng chứng SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc. Ảnh Daily Mail

Trong nghiên cứu dài 22 trang, dự kiến được công bố trên tạp chí khoa học Quarterly Review of Biophysics Discovery, ông Dalgleish và ông Sørensen mô tả quá trình phân tích kéo dài nhiều tháng trời của họ, bao gồm việc xem xét những thí nghiệm được tiến hành ở phòng thí nghiệm Vũ Hán trong giai đoạn 2002-2019.

Phần lớn nỗ lực của họ xoay quanh nghiên cứu “Gain of Function” gây tranh cãi, có sự cộng tác của các trường đại học Mỹ nhưng bị tạm hoãn dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. “Gain of Function” liên quan đến việc tinh chỉnh virus để khiến chúng có khả năng lây nhiễm mạnh hơn, với mục tiêu cuối cùng là nghiên cứu và hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng của virus đối với con người.

Theo ông Dalgleish và ông Sørensen, các nhà khoa học tham gia “Gain of Function” dùng “xương sống” của một virus corona được tìm thấy ở dơi Trung Quốc và nối nó vào một “gai” mới, biến nó thành SARS-Cov-2.

Trong gai này, ông Dalgleish và ông Sørensen phát hiện chuỗi 4 amino acid dương - bằng chứng mà họ khẳng định là cho thấy có sự nhúng tay của con người. Theo ông Sørensen, trong tự nhiên, ngay cả việc phát hiện chuỗi 3 amino acid dương đã là rất hiếm bởi chúng có xu hướng đẩy nhau. Do đó, việc phát hiện chuỗi 4 amino acid dương tự nhiên là điều “cực kỳ khó xảy ra”.

Nghiên cứu của ông Dalgleish và ông Sørensen nhấn mạnh đây là một trong những bằng chứng cho thấy SARS-Cov-2 được tạo ra từ phòng thí nghiệm một cách “có chủ đích” và giả thuyết tiến hóa tự nhiên là “rất khó xảy ra”.

Giả thuyết SARS-CoV-2 rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán (WVI) của Trung Quốc ngày càng được chú ý. Ảnh: AP

Giả thuyết SARS-CoV-2 rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán (WVI) của Trung Quốc ngày càng được chú ý. Ảnh: AP

Ông Dalgleish là giáo sư về ung thư học ở Trường ĐH St George (London) và ông nổi tiếng với đột phá trong nghiên cứu tạo ra "vắc-xin HIV" đầu tiên có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhân dương tính, cho phép họ ngừng thuốc trong nhiều tháng.

Ông Sørensen là một chuyên gia về virus học và là chủ tịch của hãng dược Immunor phát triển ứng viên vắc-xin Covid-19 Biovacc-19.

Theo Daily Mail, những cáo buộc nêu trên nhiều khả năng khiến cộng đồng khoa học "dậy sóng", bởi phần lớn các nhà khoa học cho đến gần đây vẫn khẳng định SARS-CoV-2 có nguồn gốc tự nhiên, lây từ dơi hoặc một loài vật khác sang người.

Suốt hơn 1 năm, mọi thứ bắt đầu đảo chiều khi các nhà học giả, chính trị gia và hãng truyền thông hàng đầu bắt đầu chú ý đến giả thuyết virus thoát khỏi Viện Virus học Vũ Hán (WVI) của Trung Quốc.

Tuần này, Tổng thống Joe Biden yêu cầu cộng đồng tình báo Mỹ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc Covid-19, sau khi xuất hiện thông tin các nhà nghiên cứu ở WVI đổ bệnh và phải nhập viện vào tháng 11-2019, một tháng trước khi Covid-19 khởi phát tại thành phố này.

Ấn Độ: Vừa khỏi Covid-19, người đàn ông tử vong vì dịch bệnh khác

Theo các bác sĩ, một nửa hàm dưới của bệnh nhân phải cắt bỏ khi bị nhiễm căn bệnh này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN