Nghi vấn quân đội Đức thảo luận về cách tấn công cầu Crimea

Tổng biên tập RT - Margarita Simonyan công bố bản ghi nội dung được cho là cuộc thảo luận giữa các sĩ quan quân đội cấp cao của Đức về cách tấn công cầu Crimea. Berlin hiện chưa bình luận về thông tin này.

Cầu Kerch. Ảnh: Sputnik

Cầu Kerch. Ảnh: Sputnik

Trong bài đăng ngày 1/3, bà Simonyan cho biết đoạn ghi âm về cuộc trò chuyện đã được các quan chức an ninh Nga hé lộ trước đó. Bà cam kết sẽ sớm công bố đoạn ghi âm gốc.

Các nhân vật trong đoạn ghi âm được cho là tướng Ingo Gerhartz, chỉ huy Lực lượng Không quân Đức và các sĩ quan khác chịu trách nhiệm lập kế hoạch. Cuộc trao đổi được cho là diễn ra vào ngày 19/2.

Theo nội dung bản ghi, các sĩ quan đã thảo luận về hiệu quả của tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và SCALP của Pháp. Cả hai quốc gia đều đã tặng những tên lửa này cho Ukraine. Ngoài ra, Ukraine cũng đã nhiều lần kêu gọi Đức cung cấp tên lửa Taurus.

Các sĩ quan tranh luận rằng liệu những vũ khí đó có đủ để tấn công cây cầu nối phía đông Crimea với Vùng Krasnodar của Nga qua Eo biển Kerch hay không.

Một cuộc tấn công nếu muốn thành công sẽ cần thêm dữ liệu vệ tinh, khả năng triển khai tên lửa từ máy bay chiến đấu Dassault Rafale của Pháp và ít nhất một tháng chuẩn bị.

Một sĩ quan nói rằng do đây là cây cầu dài nhất châu Âu, nên ngay cả khi sử dụng 20 tên lửa cũng sẽ không đủ để gây thiệt hại đáng kể.

"Họ muốn phá hủy cây cầu, bởi vì nó không chỉ có tầm quan trọng chiến lược về quân sự, mà còn có ý nghĩa chính trị", người được cho là tướng Gerhartz nói trong video, dường như ám chỉ Ukraine.

Các sĩ quan cũng thảo luận về mức độ tham gia của quân đội Đức trong kế hoạch để không vượt qua "lằn ranh đỏ" và tránh can dự trực tiếp. Việc huấn luyện người Ukraine cách sử dụng vũ khí Đức và giúp họ lập kế hoạch được coi là có thể chấp nhận được.

Các quan chức cấp cao ở Berlin đã nhiều lần đưa ra tuyên bố công khai giải thích sự dè dặt của họ về việc gửi tên lửa Taurus tới Ukraine. Thủ tướng Olaf Scholz cho biết trong tuần này rằng quân đội Đức không thể hỗ trợ Ukraine như những gì mà “Anh và Pháp đã làm về mặt kiểm soát mục tiêu và hỗ trợ kiểm soát mục tiêu”. Nhận xét này đã bị London và Paris chỉ trích, vì bị cho là nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng khỏi việc Đức không sẵn lòng viện trợ vũ khí cho Kiev.

Lực lượng tác chiến đặc biệt số 73 của hải quân Ukraine đã hứng chịu một trong những tổn thất lớn nhất khi hầu hết các biệt kích tinh nhuệ đã không thể quay về sau khi đổ bộ một bãi biển ở khu vực giáp ranh giữa Kherson và Crimea.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN