Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn"

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa tỏ ra “rất tự tin” về cơ hội của mình trong cuộc bầu cử.

Diễn biến

Diễn biến chính

1h00
Đội ngũ tranh cử của bà Harris gõ cửa hơn 100.000 ngôi nhà ở Pennsylvania 

Theo CNN, một quan chức phụ trách chiến dịch tranh cử của Harris cho biết tính đến 11 giờ sáng 5/11 (giờ địa phương), các nhân viên và tình nguyện viên của chiến dịch đã gõ cửa hơn 100.000 ngôi nhà trên khắp bang chiến địa Pennsylvania.

Bà Harris đã tổ chức cuộc vận động tranh cử cuối cùng của mình tại thành phố Philadelphia vào tối 4/11 nhưng đội ngũ tranh cử của bà vẫn đang kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu trên thực địa, một cố vấn của Harris nói với CNN.

"Chúng tôi đang đảm bảo rằng chúng tôi sẽ đi đến từng nhà. Gõ cửa cho đến khi kết thúc bầu cử", vị cố vấn nói thêm.

Ứng cử viên phó tổng thống Tim Walz, phó tướng của bà Harris, cũng tới thành phố Harrisburg, bang Pennsylvania vào ngày 5/11 để vận động cử tri tại bang này. Trong khi đó, bà Harris đang sử dụng điện thoại, tham gia các cuộc phỏng vấn trên radio trong nỗ lực cuối cùng nhằm thúc đẩy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại các bang chiến địa. 

0h18
Loạt ảnh người Mỹ đi bỏ phiếu ở các bang

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 1

Các cử tri đi bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở sảnh Bảo tàng Brooklyn, bang New York. Ảnh: EPA

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 2

Người dân bỏ phiếu ở bang Maryland. Ảnh: Anadolu

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 3

Người Mỹ xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một trạm bỏ phiếu ở thành phố Charlotte, bang North Carolina. Ảnh: Grant Baldwin

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 4

Người dân xếp hàng để bỏ phiếu bên ngoài một điểm bầu cử ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Ảnh: Mathew Hatcher

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 5

Ảnh: NYT

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 6Ảnh: NYT

23h57
Sau khi trực tiếp bỏ phiếu ở bang Florida, ông Trump nói gì?

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 7

Ông Trump và bà Melania trả lời báo chí sau khi tới bỏ phiếu ở Florida. Ảnh: Reuters

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa cùng vợ đã tới khu vực bỏ phiếu ở thành phố Palm Beach và bỏ phiếu tại đây.

Đội chiếc mũ đỏ rực, cựu Tổng thống dừng lại trò chuyện với báo giới và chia sẻ: “Tôi rất vinh dự khi biết rằng các hàng chờ rất dài, đặc biệt là hàng của những người ủng hộ đảng Cộng hòa".

"Chúng ta có một đất nước tuyệt vời, nhưng đang gặp rắc rối lớn. Rất nhiều vấn đề cần được giải quyết," ông Trump nói.

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 8

Ông Trump tuyên bố có "lợi thế lớn". Ảnh: Reuters

Theo Sky News, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa tỏ ra “rất tự tin” về cơ hội của mình trong cuộc bầu cử này, nói rằng ông bắt đầu ngày bầu cử “với một lợi thế rất lớn.”

“Có vẻ như các cử tri Đảng Cộng hòa đã đến đông đảo, chúng ta sẽ xem kết quả như thế nào,” ông cho biết, và nói rằng trong 3 lần tranh cử, đây là lần ông và đội ngũ có chiến dịch tốt nhất.

Ông Trump bày tỏ sự không hài lòng khi có thể sẽ không biết kết quả bầu cử trong đêm 5/11 (giờ địa phương), ông nói rằng lẽ ra mọi thứ nên “kết thúc vào lúc 22h".

Ông Trump cho biết sẽ theo dõi kết quả tại biệt thự ở Mar-a-Lago và nhấn mạnh, ông có một “lợi thế đáng kể.”

23h35
FBI công bố 2 video giả mạo

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 9

Trụ sở FBI tại thủ đô Washington DC. Ảnh: Reuters

Theo CNN, trong khi các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa ra tuyên bố về 2 video giả đang được phát tán trên mạng xã hội.

Video đầu tiên là một đoạn tin tức bịa đặt có nội dung là "cảnh báo khủng bố do FBI đưa ra".

FBI cho biết đoạn video giả nêu rõ người Mỹ nên "bỏ phiếu từ xa" do mối đe dọa khủng bố cao tại các điểm bỏ phiếu. FBI khẳng định chắc chắn đoạn video này "không xác thực và không phản ánh chính xác tình hình an toàn tại địa điểm bỏ phiếu".

Một video giả mạo thứ 2 có chứa "thông cáo báo chí bịa đặt" mạo danh FBI nói rằng ban quản lý 5 nhà tù ở các bang chiến địa quan trọng như Pennsylvania, Georgia và Arizona đã "gian lận phiếu bầu của tù nhân và thông đồng với một đảng chính trị".

"Đoạn video này cũng không xác thực và nội dung của nó là sai sự thật", FBI xác nhận.

23h23
Cảnh sát "phục sẵn" trên mái nhà khi kiểm phiếu vắng mặt ở bang chiến địa

Theo Sky News, việc kiểm phiếu vắng mặt đang diễn ra tại trung tâm thành phố Detroit, bang Michigan - một trong 7 bang chiến địa quan trọng.

Năm 2020, tại trung tâm hội nghị Huntington Place, đã xảy ra tình trạng hỗn loạn khi mọi người đập cửa và cửa sổ trong lúc kiểm phiếu. Năm nay, an ninh được thắt chặt hơn nhiều. Cảnh sát được bố trí mai phục trên các con phố xung quanh, bên trong tòa nhà và thậm chí trên mái nhà.

"Chúng tôi đã thay đổi quy trình lần này bằng cách sử dụng một địa điểm rộng rãi hơn. Chúng tôi cũng có thêm thời gian để kiểm phiếu", ông Daniel Baxter, giám đốc điều hành tại cơ quan bầu cử thành phố Detroit, cho biết.

Việc kiểm tra an ninh để vào tòa nhà rất kỹ lưỡng. Không được mang chất lỏng từ bên ngoài vào phòng kiểm phiếu rộng lớn.

"Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp an ninh nhằm đảm bảo rằng chỉ những người có giấy tờ chứng nhận mới được vào, để bảo vệ cho các nhân viên kiểm phiếu", ông Baxter nói.

23h12
2 sự cố bầu cử ở bang Florida

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 10

Giới chức Mỹ nỗ lực để bảo đảm an ninh trong cuộc bầu cử năm nay (ảnh: Reuters)

Bang Florida, nơi ông Trump dự kiến bỏ phiếu trực tiếp, ghi nhận một số sự cố trong Ngày bầu cử.

Ông Cord Byrd – giám đốc Sở Ngoại vụ Florida – cho biết, tính đến ngày 4/11, khoảng 8,3 triệu người ở bang này đã đi bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư.

Tính đến sáng ngày 5/11 (giờ Mỹ), hơn 560.000 người ở Florida đã đi bỏ phiếu.

Kết quả kiểm phiếu sẽ được thông báo vào đêm ngày 5/11, ông Byrd cho biết.

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 11

Hộp phiếu rơi giữa đường ở bang Florida (ảnh: CNN)

Trả lời về sự cố gần đây khi một tài xế xe tải phát hiện một hộp phiếu và túi đựng phiếu rơi giữa đường ở quận Miami Dade (bang Florida), ông Byrd cho biết, nhân viên bầu cử có liên quan đã bị sa thải.

“Mặc dù đây là lỗi vô ý khi để phiếu rơi khỏi thùng xe tải, nhưng nhân viên đó vẫn bị sa thải”, ông Byrd nói.

“Chúng tôi không khoan nhượng và sẽ làm mọi thứ để bảm đảm tính toàn vẹn của cuộc bầu cử”, ông Byrd nhấn mạnh.

Theo CNN, khi phát hiện hộp phiếu và túi đựng phiếu, tài xế đã nộp lại cho cảnh sát. Các phiếu bầu được cho là không bị ảnh hưởng.

Ông Byrd cũng bình luận về một sự cố gần đây ở thành phố Jacksonville, khi một thanh niên 18 tuổi “vung dao” bên ngoài một địa điểm bỏ phiếu.

“Luôn có những kẻ ngốc trong cuộc bầu cử. Lực lượng thực thi pháp luật đã giải quyết sự cố đó một cách nhanh chóng”, ông Byrd nói.

23h03
Một cuộc bầu cử của những dấu mốc lịch sử

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 12

Ảnh: BBC

Theo Al Jazeera, người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này sẽ tạo nên một dấu mốc lịch sử quan trọng.

Nếu Kamala Harris thắng, bà sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên, đồng thời là người Mỹ gốc Phi và Nam Á đầu tiên, đảm nhận vai trò tổng thống trong lịch sử 248 năm của nước Mỹ.

Trong khi đó, nếu ông Trump thắng, chiến thắng của vị cựu Tổng thống cũng sẽ có ý nghĩa lịch sử theo cách khác. Ở tuổi 78, ông Trump sẽ là người đầu tiên có tiền án hình sự đắc cử tổng thống, sau khi bị kết án 34 tội danh hình sự trong một vụ án tại New York cách đây hơn 5 tháng. Ông cũng sẽ là vị tổng thống đầu tiên trong hơn 100 năm có nhiệm kỳ không liên tiếp, sau cựu Tổng thống Grover Cleveland năm 1884.

23h
Thông điệp của bà Harris trên sóng radio thành phố Atlanta, bang Georgia

“Chúng ta phải hoàn thành cuộc bỏ phiếu” bà Harris nói. “Hôm nay là ngày bỏ phiếu và mọi người cần phải ra ngoài để hoạt động tích cực”.

“Chúng ta muốn khuyến khích mọi người ở bang Georgia ra ngoài và bỏ phiếu” bà nói thêm, đồng thời cho biết trọng tâm của bà là “đảm bảo mọi người đều biết sức mạnh của tiếng nói của họ thông qua lá phiếu”.

22h53
Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Ông Trump sẽ thắng lớn

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 13

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson - đồng minh quan trọng của ông Trump (ảnh: CNN)

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson dự đoán ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ thắng lớn trong ngày 5/11 nhờ sự ủng hộ cử những cử tri mới.

“Chúng tôi đã đi mọi nơi. Tất nhiên là chúng tôi đã đến bang Pennsylvania. Chúng tôi cũng tổ chức các sự kiện tranh cử tại hơn 260 thành phố trên 40 bang. Chúng tôi đã tổ chức 2 sự kiện ở bang Virginia. Chúng tôi đi khắp mọi nơi và thu hút thêm nhiều cử tri mới. Tôi nghĩ rằng phiếu bầu từ những cử tri gốc Tây Ban Nha và Mỹ Latin năm nay sẽ mang tính quyết định”, ông Johnson nói trong cuộc phỏng vấn của Fox.

Theo ông Johnson, sẽ có nhiều cử tri có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hòa vì đảng Dân chủ “không còn giữ được những giá trị vốn có”.

“Linh cảm mách bảo tôi rằng ông Trump vượt trội hơn các cuộc thăm dò”, ông Johnson nói.

“Các cuộc thăm dò đang cho thấy tỷ lệ sít sao. Nhưng ông Trump luôn vượt trội hơn các cuộc thăm dò. Tôi tin điều đó. Tôi muốn nói rằng mọi lá phiếu đều có giá trị, đặc biệt là ở các tiểu bang dao động. Chúng tôi cần mọi lá phiếu trong ngày hôm nay”, ông Johnson nói thêm.

22h17
Ông Trump bỏ phiếu trực tiếp, mở tiệc mừng ở Florida

Theo The Guardian (báo Anh), ông Donald Trump có kế hoạch dành cả ngày 5/11 ở bang Florida, nơi ông có nhiều bất động sản nghỉ dưỡng. Ông Trump cũng dự kiến bỏ phiếu trực tiếp ở đây.

Tối ngày 5/11 (giờ Mỹ), chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ mở tiệc mừng Ngày bầu cử ở thành phố West Palm Beach, Florida.

22h15
Quan chức thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania tiết lộ tiến độ kiểm phiếu

Ủy viên bầu cử thành phố Philadelphia, Seth Bluestein nói với CNN rằng ông tin quá trình kiểm phiếu sẽ “nhanh hơn nhiều” trong kỳ bầu cử năm 2024 so với năm 2020.

“Chúng tôi đã bắt đầu kiểm tra trước các lá phiếu gửi qua thư ngay khi các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 7 giờ sáng hôm nay. Chúng tôi đếm phiếu nhanh hơn nhiều so với năm 2020”, ông Bluestein nói.

Ông Bluestein cho biết quá trình kiểm phiếu nhanh hơn vì nhiều người bỏ phiếu trực tiếp nên số phiếu qua thư năm nay sẽ ít hơn so với năm 2020.

Thiết bị bầu cử mới: Ông nói thêm rằng thành phố cũng đã mua thêm thiết bị để mở phong bì bầu cử nhanh hơn và thành phố cũng có thêm nhân lực so với trước đây.

“Cuối cùng, việc một cuộc đua bầu cử có thể được công bố kết quả sớm hay không sẽ phụ thuộc vào biên độ chênh lệch phiếu bầu. Vì vậy, khó có thể dự đoán khi nào mọi người sẽ có kết quả ở Pennsylvania, nhưng tôi có thể nói là chúng tôi sẽ không mất đến 4 ngày sau bầu cử như năm 2020”, ông Bluestein giải thích. “Nếu mọi chuyện suôn sẻ, đến trưa ngày 6/11 (giờ Mỹ), chúng tôi có thể sẽ công bố kết quả”.

Philadelphia là thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở bang chiến trường Pennsylvania 

22h
Các bang ở Mỹ đóng cửa điểm bỏ phiếu vào lúc nào?

Các bang Indiana và Kentucky đóng cửa điểm bỏ phiếu sớm nhất vào 6 giờ tối ngày 5/11 (6 giờ sáng giờ Việt Nam).

Từ 7 giờ đến 9 giờ tối, hầu hết các bang ở Mỹ sẽ hoàn tất việc đóng cửa điểm bỏ phiếu.

Các bang đóng cửa điểm bỏ phiếu muộn sau 9 giờ gồm Montana, Nevada, Utah, California, Idaho, Oregon và Washington.

Hai bang ở Mỹ đóng cửa điểm bỏ phiếu sau nửa đêm gồm Hawaii và Alaska.

21h50
"Phó tướng" của ông Trump tự tin chiến thắng

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 14

Ông JD Vance trả lời phỏng vấn tại điểm bầu cử (ảnh: Sky News)

Phát biểu sau khi bỏ phiếu ở bang Ohio, ông JD Vance – ứng viên phó Tổng thống Mỹ – cho biết, ông và vợ đã bỏ phiếu cho ông Trump.

“Tất nhiên là tôi bỏ phiếu cho ông Trump và cho tôi. Vợ tôi cũng vậy”, ông Vance nói với các phóng viên.

“Tôi cảm thấy tốt. Chúng ta không thể biết trước kết quả nhưng tôi cảm thấy tốt về cuộc đua này”, ông Vance nói.

Theo ông Vance, cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay rất sít sao và “bất kể là ai thắng thì ít nhất một nửa nước Mỹ cũng sẽ thất vọng”.

“Về cơ bản, những gì chúng tôi, Tổng thống Trump và tôi, đang làm là cố gắng xây dựng một nước Mỹ tốt đẹp, nơi mà người dân có thể đạt được ước mơ của họ. Tất cả người Mỹ, bất kể họ bỏ phiếu cho ai”, ông Vance nói.

“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chiến thắng. Thực sự là như vậy. Nhưng quyết định cuối cùng thuộc về cử tri”, ông Vance nói thêm.

21h36
Tỷ lệ cược ông Trump đắc cử tăng mạnh

Polymarket, trang đặt cược bầu cử nổi tiếng nhất tại Mỹ, đưa ra tỷ lệ đặt cược ông Trump đắc cử là 62% so với 38% dành cho bà Harris. Tỷ lệ này được cập nhật vào khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 5/11 (giờ Mỹ).

Trước đó một ngày, tỷ lệ đặt cược ông Trump thắng cử trên Polymarket là 58%. Tỷ lệ đặt cược bà Harris thắng cử là 42%.

21h27
"Phó tướng" của ông Trump bỏ phiếu ở bang Ohio

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 15

Ông JD Vance sẽ trở thành phó Tổng thống Mỹ nếu ông Trump đắc cử (ảnh: CNN)

Ứng cử viên phó Tổng thống của đảng Cộng hòa – ông JD Vance – đã bỏ phiếu trực tiếp vào sáng ngày 5/11 (giờ Mỹ) tại thành phố Cincinnati, bang Ohio.

Theo CNN, ông Vance tỏ ra vui vẻ và tự tin khi đến điểm bỏ phiếu cùng vợ và các con. Chưa rõ ông Vance bỏ phiếu cho ông Donald Trump hay bà Kamala Harris.

Sau khi bỏ phiếu, ông Vance có cuộc phỏng vấn nhanh với các phóng viên.

21h20
Lí do ông Trump vẫn có thể bỏ phiếu dù bị kết tội hình sự

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 16

Mặc dù bang Florida thường gây khó khăn cho những người bị kết tội muốn khôi phục quyền bầu cử, nhưng cựu Tổng thống Donald Trump sẽ không gặp trở ngại khi tự bỏ phiếu cho mình ngày hôm nay, theo CNN.

Ông Trump đã bị kết án tại Manhattan, thành phố New York  vào đầu năm nay với 34 tội danh làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và tội danh liên quan đến các khoản tiền bịt miệng. Ông là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự và dự kiến sẽ bị tuyên án vào ngày 26 tháng 11.

Theo luật pháp bang Florida, nếu một cử tri có án hình sự ngoài bang, bang này sẽ tuân theo luật của bang đó về việc làm thế nào để người có tiền án có thể lấy lại quyền bầu cử.

Đối với ông Trump, điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ hưởng lợi từ luật của bang New York năm 2021. Luật cho phép người có tiền án được bỏ phiếu miễn là họ không đang thụ án vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, với những người có tiền án khác Florida, các quy định không đơn giản như vậy.

Một sáng kiến bầu cử thành công vào năm 2018 nhằm khôi phục quyền bầu cử cho những người đã hoàn thành án phạt đã bị các nhà lập pháp Cộng hòa tại bang bác bỏ. Họ đã thông qua luật yêu cầu tất cả các khoản tiền phạt và phí liên quan đến bản án phải được thanh toán – một quy trình phức tạp do không có hệ thống trung tâm để theo dõi các khoản phí còn nợ này.

21h02
Ông Trump nhắm đạt thành tích như một cựu Tổng thống đảng Dân chủ

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 17

Cựu Tổng thống Mỹ Grover Cleveland và ông Trump. Ảnh: Library of Congress/Corbis

Theo Sky News, ông Grover Cleveland, thành viên đảng Dân chủ, là tổng thống Mỹ thứ 22 và 24. 

Ông thắng cử nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 1884 ở tuổi 47 nhưng đã bị đánh bại trong cuộc tái tranh cử năm 1888, mặc dù ông đã giành được số phiếu phổ thông cao hơn ứng viên Benjamin Harrison.

Năm 1892, ông Cleveland giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ và quay trở lại Nhà Trắng.

Ông Trump, 78 tuổi, đã trở thành tổng thống thứ 45 khi ông đánh bại bà Hillary Clinton vào năm 2016. Năm nay, ông Trump tiếp tục tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là tổng thống Mỹ thứ 47.

21h
Các tổng chưởng lý Mỹ ra tuyên bố kêu gọi “chuyển giao quyền lực trong hòa bình”

Liên minh gồm 51 tổng chưởng lý Mỹ từ các bang và vùng lãnh thổ hôm 5/11 đã ra tuyên bố chung kêu gọi người dân giữ thái độ ôn hòa và chủ động "lên án mọi hành vi bạo lực liên quan đến kết quả bầu cử”.

"Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Mỹ hãy bỏ phiếu, tham gia vào các cuộc thảo luận dân sự và trên hết là tôn trọng tính toàn vẹn của tiến trình dân chủ", tuyên bố cho biết. "Bạo lực không có chỗ trong tiến trình dân chủ. Chúng tôi sẽ sử dụng thẩm quyền của mình để thực thi luật pháp chống lại bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào đe dọa đến nó".

“Việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình là minh chứng cao nhất cho pháp quyền - truyền thống nằm ở trung tâm sự ổn định của nước Mỹ. Với tư cách là tổng chưởng lý, chúng tôi khẳng định cam kết bảo vệ cộng đồng và duy trì các nguyên tắc dân chủ”, tuyên bố nhấn mạnh.

Cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021 được coi là sự cố chưa từng có tiền lệ. Vụ việc khiến ông Trump vướng vào rắc rối do bị cáo buộc kích động người ủng hộ xông vào tòa nhà Quốc hội để ngăn cản quá trình chứng thực chiến thắng bầu cử của Tổng thống Joe Biden.

20h50
Ông Trump và bà Harris làm gì trong ngày bầu cử?

Ông Trump đã dành những giờ đầu tiên của ngày bầu cử tại bang Michigan, nơi ông kết thúc một buổi vận động vào rạng sáng ở thành phố Grand Rapids. Ứng viên Đảng Cộng hòa có kế hoạch trải qua ngày bầu cử tại bang Florida, nơi ông dự kiến sẽ trực tiếp đi bỏ phiếu — dù trước đó ông từng nói sẽ bỏ phiếu sớm. Ông Trump cũng dự định tổ chức buổi theo dõi kết quả bầu cử tại Palm Beach vào tối cùng ngày.

Bà Harris dự kiến sẽ tham dự một buổi tiệc đêm bầu cử tại Đại học Howard ở Washington — trường đại học có lịch sử phục vụ cộng đồng người da màu, nơi bà đã tốt nghiệp với bằng kinh tế và khoa học chính trị vào năm 1986.

Ngoài hoạt động ở Howard, bà Harris không có lịch trình công khai nào trong ngày bầu cử.

20h20
Ông Biden sẽ theo dõi kết quả bầu cử từ Nhà Trắng

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 18

Tên của Tổng thống Mỹ Joe Biden không xuất hiện trên lá phiếu trong ngày bầu cử 5/11. Nhưng đối với ông Biden, việc người kế nhiệm có tiếp nối các di sản của ông hay không là vấn đề cũng rất quan trọng.

Ông Biden đã giữ thái độ khá kín tiếng trong những ngày gần đây và dự kiến ​​sẽ tiếp tục như vậy trong ngày bầu cử. Một quan chức Nhà Trắng cho biết, ông Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ theo dõi kết quả bầu cử từ Nhà Trắng cùng với các trợ lý lâu năm và nhân viên cấp cao.

Ông Biden không có bất cứ hoạt động nào trong ngày 5/11. Ông sẽ liên tục được các cố vấn cập nhật thông tin về cuộc bầu cử đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.

Cuộc bầu cử hôm nay có vẻ khác xa so với những gì ông Biden hình dung vài tháng trước. Ở thời điểm đó, ông Biden hi vọng cử tri sẽ lựa chọn để ông tiếp tụ nhiệm kỳ hai tại Nhà Trắng.

Kết quả bầu cử giữa ông Trump và bà Haris có thể giúp xác định cách ông Biden được ghi nhớ với tư cách là tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, theo CNN.

20h15
Ông Trump, bà Harris viết gì trên mạng xã hội vào ngày bầu cử?

Theo Sky News, bà Harris và ông Trump đã kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu khi các điểm bỏ phiếu bắt đầu mở cửa trên khắp Hoa Kỳ vào sáng 5/11.

Trong bài đăng đầu tiên trên mạng xã hội X sáng 5/11, bà Harris viết: "Hỡi nước Mỹ, đây là thời điểm để tiếng nói của các bạn được lắng nghe".

Trong một bài đăng ngay sau khi cuộc vận động tranh cử cuối cùng kết thúc tại bang Michigan vào sáng sớm 5/11, ông Trump viết trên mạng xã hội X: "Đã đến lúc mọi người phải ra ngoài và bỏ phiếu - để cùng nhau, chúng ta có thể khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại".

20h10
Một hạt ở Mỹ gặp sự cố gián đoạn bỏ phiếu trong 17 phút

Một phóng viên bang Indiana nói "trục trặc kỹ thuật" gây gián đoạn bỏ phiếu ở hạt Hamilton đã được khắc phục.

"Chúng tôi vừa trao đổi với đơn vị phụ trách bầu cử. Họ nói các địa điểm bỏ phiếu ở hạt Hamilton đã nhận được một mã mới để cập nhật cho các máy bỏ phiếu. Tất cả những gì sau đó là nhấn một nút và máy bỏ phiếu đã hoạt động bình thường", phóng viên này chia sẻ, theo Guardian. Sự cố gây ra gián đoạn bỏ phiếu khoảng 17 phút.

20h
Người dân bang chiến trường Pennsylvania nói về việc cử tri bang có thể quyết định cục diện bầu cử

Pennsylvania sở hữu 19 phiếu đại cử tri – nhiều nhất trong các bang chiến trường – và con đường để đạt được 270 phiếu đại cử tri để thắng cử sẽ trở nên khó khăn hơn cho ứng viên nào không thắng ở bang này.

Cả ông Trump và bà Harris đã liên tục di chuyển khắp bang trong tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Hôm qua hai ứng viên tham gia các cuộc vận động chỉ cách nhau một giờ lái xe ở bang Pennsylvania sở. Bà Harris đã dành toàn bộ ngày cuối cùng của chiến dịch để tập trung vào Pennsylvania, với bốn điểm dừng chân tại bang này.

Người dân của bang này chia sẻ về sức mạnh của lá phiếu có thể quyết định cuộc bầu cử. “Tôi thực sự lo lắng,” Sonny Berenson, 20 tuổi, sinh viên tại Đại học Muhlenberg, người đã tham dự cuộc vận động của Harris hôm 4/11, nói. “Đây có lẽ là cuộc bầu cử căng thẳng nhất trong lịch sử nước Mỹ và chúng tôi đang sống ở bang có thể quyết định kết quả. Vì vậy, tôi vừa cảm thấy rất quyền lực và vừa rất sợ hãi, nhưng tất nhiên tôi hi vọng và cầu nguyện cho bà Kamala sẽ thắng”.

Danielle Shackelford, 68 tuổi, cho biết bà lạc quan về khả năng chiến thắng của bà Harris. Bà nói vấn đề phá thai là ưu tiên hàng đầu của bà và có nhiều phụ nữ âm thầm ủng hộ Harris vì vấn đề này. “Họ đang chiến đấu với tất cả sức mạnh để chống lại những điều đang bị áp đặt,” bà nói. “Những gì ông Trump đã làm là kích hoạt sự phẫn nộ của phụ nữ.”

Rene Diaz Jr, một thợ máy 36 tuổi, nói các vấn đề hàng đầu mà anh quan tâm trong kỳ bầu cử này là kinh tế, chính sách đối ngoại và biên giới. “Chúng ta đang ngập trong nợ nần đến mức chúng ta không nên giúp tham gia hai cuộc chiến và hỗ trợ các quốc gia tham gia hai cuộc chiến cũng như tài trợ cho các chương trình khác,” anh nói. “Tôi có con cái và điều quan trọng là các con tôi sẽ được lớn lên với cuộc sống như tôi đã có”.

Elizabeth Slaby, một phụ nữ 81 tuổi từ Allentown, đã đến cuộc vận động của bà Harris vào lúc 6 giờ sáng ngày 4/11 cùng con và cháu trai. Bà cho biết mình là một đảng viên Cộng hòa trong hơn 50 năm nhưng đã chuyển sang ủng hộ đảng Dân chủ kể từ năm 2021.

19h50
Hàng dài người xếp hàng bỏ phiếu ở bang chiến trường Bắc Carolina

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 19

Phóng viên hãng tin CNN nhận thấy hàng dài những người xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một địa điểm ở thành phố Wilmington, bang Bắc Carolina vào sáng sớm.

Ngay khi địa điểm bỏ phiếu mở cửa, có 30 - 40 người xếp hàng và mọi người tập trung ngày càng đông hơn.

19h40
Cựu ứng viên tổng thống Mỹ nêu lợi thế của ông Trump

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 20

Ông Vivek Ramaswamy phát biểu trong một sự kiện ở New York vào ngày 27/10/2024. Ảnh: CNN.

Cựu ứng viên tổng thống Mỹ và người ủng hộ ông Trump, Vivek Ramaswamy nói ông Trump năm nay đã thu hút sự chú ý lớn hơn từ các nhóm trước đây vốn bầu cho dảng Dân chủ, bao gồm cử tri da màu, người gốc Latin và nhóm cử tri Gen Z (những người trẻ tuổi).

Ramaswamy nói nhóm cử tri Gen Z có động lực muốn tránh xa các cuộc xung đột ở nước ngoài, tránh "Thế chiến 3", phát triển kinh tế và giảm chi phí nhà ở. Đây là những điều mà ông Trump đã cam kết thực hiện trong  chiến dịch tranh cử.

"Tôi đánh giá cử tri trẻ tuổi rất quan tâm tới vấn đề xung đột ở nước ngoài liên quan tới Mỹ, vì đó là gánh nặng trên vai họ. Kết hợp với chi phí nhà ở và sinh hoạt tăng cao trong vài năm qua. Đây là những vấn đề thực tế", Ramaswamy nói, theo CNN.

‘Ảo ảnh đỏ’ liệu có tái diễn trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

Khi cuộc bầu cử năm 2024 đang đến gần, nhiều người lo ngại về kịch bản “Ảo ảnh đỏ” từng xảy ra vào năm 2020...

19h30
Cuộc đua bầu cử sít sao nhất kể từ năm 1960

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 21

Cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống ở thành phố New York. Ảnh: Reuters.

Nếu các cuộc thăm dò là chính xác, đây sẽ là cuộc bầu cử sít sao nhất kể từ năm 1960 dựa trên đầu phiếu phổ thông. Năm đó, ứng viên đảng Dân chủ John F. Kennedy cạnh tranh với đối thủ Richard Nixon của đảng Cộng hòa.

Theo khảo sát của RealClearPolitics, bà Harris dẫn trước ông Trump với tỉ lệ chỉ 0,1% trên phạm vi toàn quốc. Không có ứng viên đảng Cộng hòa nào giành đa số phiếu phổ thông kể từ năm 2004. Đây là kỷ lục mà ông Trump rất muốn phá vỡ, theo New York Post.

19h20
Các cố vấn nêu chìa khóa để ông Trump chiến thắng trong ngày bầu cử quyết định

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 22

Trả lời hãng tin CNN, các cố vấn của ông Trump nói họ lạc quan nhưng thận trọng, tin rằng cơ sở để ông cựu Tổng thống Donald Trump chiến thắng trong ngày bầu cử nằm ở một yếu tố. Đó là tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu.

"Chúng tôi cảm thấy nếu những người ủng hộ ông Trump chắc chắn đi bỏ phiếu thì ông Trump sẽ thắng. Đó là điều chúng tôi mong đợi. Mọi thứ đang ở rất gần", một cố vấn cấp cao của ông Trump nói.

Các cố vấn tin rằng, đây sẽ là cuộc bầu cử tốt nhất mà ông Trump từng thể hiện, đặc biệt là các kết quả thăm dò so với kỳ bầu cử năm 2016 và 2020.

19h10
Các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ chính thức mở cửa

7 giờ sáng (giờ Mỹ) là lúc các điểm bỏ phiếu trên khắp nước Mỹ chính thức mở cửa, bao gồm địa điểm bỏ phiếu ở các bang chiến trường như Georgia, Pennsylvania và Michigan. Một số ít các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 8 giờ và 9 giờ sáng. 

Quan chức bầu cử trên khắp nước Mỹ, đặc biệt ở các bang chiến trường, đã cam kết bảo vệ tính toàn vẹn của cuộc bầu cử. Họ  kêu gọi cử tri không nên để thuyết âm mưu đánh lừa.

"Ở Georgia, bỏ phiếu thì dễ chứ gian lận rất khó. Hệ thống bầu cử của chúng tôi an toàn và người dân đã sẵn sàng đi bầu cử", Tổng thư ký bang Georgia, Brad Raffensperger nói, theo CNN.

19h05
Người Mỹ kiên nhẫn xếp hàng bỏ phiếu ở Philadelphia, Pennsylvania

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 23

Theo phóng viên hãng tin BBC của Anh, chỉ mới 7 giờ sáng (giờ Mỹ) nhưng người dân đã xếp hàng dài lên tới 50 người để chờ bỏ phiếu tại một địa điểm ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Ngày càng nhiều người khác tới xếp hàng dài.

Nhiều người cầm theo cốc cà phê để giữ ấm trong cái lạnh của buổi sáng.

Nhiều người mang theo biểu ngữ kêu gọi bỏ phiếu cho Phó Tổng thống Kamala Harris. Cách đó không xa, có một áp phích của đảng Cộng hòa, kêu gọi bầu cho cựu Tổng thống Donald Trump.

19h06
Bắt đầu Ngày bầu cử: Giới chức Mỹ khẳng định "an ninh"

Thông thường, Ngày bầu cử Mỹ khó có thể tránh khỏi những “trục trặc” như cử tri mệt mỏi vì phải xếp hàng dài, thời tiết xấu, nhưng năm nay, giới chức Mỹ còn phải bảo đảm về an ninh và đối mặt với nguy cơ kiện tụng, theo CNN.

Bắt đầu Ngày bầu cử Mỹ vào sáng 5/11 (giờ Mỹ), giới chức nhiều bang, đặc biệt là các bang “chiến địa”, đã lên tiếng khẳng định về an ninh và cử tri có thể yên tâm đi bỏ phiếu.

“Cuộc bỏ phiếu tại Pennsylvania sẽ diễn ra tự do, công bằng, an toàn và bảo mật”, Al Schmidt – giám đốc Sở Ngoại vụ bang Pennsylvania – nói.

“Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra công bằng, nhanh chóng và chính xác”, giám đốc Sở Ngoại vụ bang Georgia – ông Brad Raffensperger – lên tiếng.

“Hệ thống của chúng tôi an toàn và người dân đã sẵn sàng”, ông Raffensperger nói thêm.

Ở bang Bắc Carolina, bà Karen Brinson Bell – quan chức thuộc Hội đồng bầu cử bang – tuyên bố:

“Bất chấp mọi chỉ trích, bất chấp mọi thông tin sai lệch và những lời lẽ giật gân, bất chấp cơn bão tàn khốc, cuộc bầu cử sẽ được làm tốt ở bang Bắc Carolina”.

18h48
Video, ảnh: Người dân Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu

Video: Cử tri Mỹ xếp hàng bỏ phiếu ở bang New Hampshire, Mỹ (nguồn: Reuters)

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 24

Một người đàn ông bỏ phiếu tại trường Tiểu học học Anna Silver PS 20, quận Manhattan, thành phố New York vào Ngày bầu cử Mỹ (ảnh: Reuters)

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 25

Những người dậy sớm để đi bỏ phiếu ở thành phố New York, bang New York (ảnh: Reuters)

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 26

Biển chỉ dẫn tới nơi bỏ phiếu ở quận Manhattan, thành phố New York (ảnh: Reuters)

18h15
Siêu bão Helene sẽ giúp ông Trump thắng ở bang có 16 phiếu đại cử tri?

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 27

Siêu bão Helene gây ngập lụt diện rộng ở nhiều bang nước Mỹ (ảnh: USA Today)

Trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Joe Biden đã thắng ở bang Georgia (Mỹ) với 49,47% số phiếu bầu so với 49,24% số phiếu bầu dành cho ông Trump. Ông Biden nhận được 16 phiếu đại cử tri của Georgia, bang có hơn 10 triệu dân.

Nhưng năm nay, tình hình có thể thay đổi.

Chiến lược gia đảng Cộng hòa James Davis nhận định, Georgia – bang dao động trong cuộc bầu cử năm nay – sẽ dồn phiếu cho ông Trump.

“Siêu bão Helene đã tác động đáng kể đến cử tri. Người dân ở khu vực phía đông nam đã không có điện trong nhiều tuần và chính quyền liên bang phản ứng rất chậm. Điều này gây tổn hại cho bà Harris”, ông Davis nói.

“Tôi đã nói chuyện với nhiều người đàn ông gốc Phi trong tiểu bang. Họ thực sự rất thất vọng với tình hình hiện tại và với bà Harris”, ông Davis nói thêm.

Hồi cuối tháng 9, siêu bão Helene tàn phá 6 bang miền đông nam nước Mỹ, khiến ít nhất 200 người thiệt mạng và thiệt hại ước tính hơn 47 tỷ USD.  

17h50
Tỷ phú Elon Musk cảnh báo hậu quả nếu bà Harris thắng cử

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 28

Tỷ phú Musk nhảy trong sự kiện vận động tranh cử của ông Trump (ảnh: Reuters)

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Joe Rogan trong chương trình podcast thu hút hơn 1,2 triệu người xem, tỷ phú Elon Musk (đồng minh của ông Trump) cho rằng, nếu đắc cử, bà Kamala Harris sẽ cho đóng cửa X – mạng xã hội có hơn 300 triệu người dùng.

Trả lời phỏng vấn, Elon Musk cho biết việc mua lại Twitter (hiện là mạng xã hội X) là một trong những quyết định quan trọng của ông. Tuy nhiên, mạng xã hội này “có giá quá cao”.

Theo ông Musk, mạng xã hội X đang phải đối mặt với “cuộc tẩy chay của các nhà quảng cáo” thuộc “cánh tả”.

“Những cuộc tẩy chay đang lắng xuống và tôi nghĩ nếu ông Trump thắng, tình hình sẽ được cải thiện”, ông Musk nói.

“Nhưng nếu bà Harris thắng, chúng ta sẽ thấy làn sóng tẩy chay mạnh mẽ hơn. Và rồi họ sẽ đóng cửa X”, ông Musk nói.

“Không đời nào bà Kamala Harris lại cho phép X tồn tại”, tỷ phú Mỹ nhấn mạnh.

Khi người dẫn chương trình Joe Rogan hỏi “họ có thể làm gì?”, ông Musk đáp:

“Họ có thể chỉ đạo giới chức Bộ Tư pháp”.

17h37
Chuyên gia: Bầu cử Mỹ năm nay cực kỳ căng thẳng

Nate Silver – chuyên gia dự đoán bầu cử Tổng thống Mỹ – nhận định, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay sẽ cực kỳ sít sao.

Silver cho biết, thuật toán mô phỏng của ông cho thấy, tỷ lệ thắng cử của phó Tổng thống Mỹ Harris là 50,015%, nhỉnh hơn ông Trump không đáng kể.

Theo Guardian, các cuộc thăm dò gần đây ở 7 bang “chiến địa” Mỹ cho thấy bà Harris dẫn trước ông Trump với tỷ lệ nhỏ ở bang Michigan. Ở các bang khác, tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Harris và ông Trump xấp xỉ nhau.

Ông Silver là một trong những nhà dự đoán bầu cử có danh tiếng ở Mỹ, theo Guardian.

Năm 2028, ông Silver đã dự đoán đúng kết quả bầu cử ở 49/50 bang. Năm 2012 và năm 2020, kết quả dự đoán của ông Silver cũng chính xác. Tuy nhiên, năm 2016, ông Silver đã dự đoán sai khi cho rằng ông Trump chỉ có 28,6% cơ hội trở thành Tổng thống Mỹ.

17h23
Bầu cử Tổng thống Mỹ bắt đầu

Hiện tại là khoảng 5 giờ sáng ngày 5/11 (giờ Mỹ). Các điểm bỏ phiếu đã mở tại bang Vermont. Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu, BBC News đưa tin.

Trong vài giờ tới, các điểm bỏ phiếu ở nhiều bang khác như New York, Virginia sẽ mở. Người dân Mỹ bắt đầu Ngày bầu cử để chọn ra Tổng thống mới.

17h15
Vệ binh 20 bang sẵn sàng "hành quân" đến Washington DC sau bầu cử

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 29

Vệ binh Mỹ được huy động để bảo vệ thủ đô sau vụ bạo loạn ngày 6/1/2021 (ảnh: Reuters)

Khoảng 20 tiểu bang sẵn sàng gửi lực lượng Vệ binh Quốc gia đến Washington DC (thủ đô Mỹ), nếu được yêu cầu, để bảo vệ trong những ngày sau bầu cử tổng thống và trước lễ nhậm chức, giới chức Mỹ cho biết.

Hiện tại, Washington DC vẫn chưa đưa ra yêu cầu chính thức nào về việc điều động thêm vệ binh từ các bang khác, nhưng nhiều khu vực đã chuẩn bị sẵn sàng, theo Washington Post.

Năm 2021, khoảng 25.000 lính Vệ binh Quốc gia từ nhiều bang đã đổ về Washington DC sau vụ người biểu tình gây ra bạo loạn tại trụ sở Quốc hội Mỹ (ngày 6/1/2021).

Đại tá Jean Paul Laurenceau – quan chức thuộc Cục Vệ binh Quốc gia Mỹ – cho biết, giới chức Washington DC chưa yêu cầu tăng cường vệ binh, nhưng các tiểu bang khác đã sẵn sàng hỗ trợ.

“Chúng tôi có mặt để hỗ trợ Washington DC. Chỗ ở, phương tiện, bất cứ thứ gì họ cần để hoàn thành nhiệm vụ”, ông Laurenceau nói.

16h56
Thủ đô Mỹ đề phòng bất ổn

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 30

Ảnh: Reuters

Tại thủ đô Washington DC, nơi diễn ra các hoạt động chính trị của Mỹ, nhiều doanh nghiệp đóng ván che chắn cửa kính để đề phòng tình trạng bất ổn có thể xảy ra trong hoặc sau ngày bầu cử.

Hàng trăm Vệ binh Quốc gia cũng đang túc trực tại thủ đô Mỹ, cũng như ở các bang khác, trong đó có Alabama, Arizona, Delaware, Iowa, Illinois, Bắc Carolina và New Mexico.

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 31

Ảnh: Reuters

Hàng rào lưới thép bắt đầu được dựng lên bên ngoài Nhà Trắng từ đầu tháng 10 - tình trạng tương tự cũng xảy ra gần các tòa nhà khác của DC, bao gồm cả Điện Capitol.

16h00
Ông Trump và bà Harris làm gì trong khi chờ kết quả bầu cử?

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 32

Đêm 4/11 (giờ địa phương) rạng sáng 5/11, ông Trump và bà Harris đã có bài phát biểu cuối cùng trước cử tri.

Vậy họ sẽ làm gì trong khi chờ đợi kết quả bỏ phiếu?

Theo CNN, bà Harris sẽ dành nhiều thời gian trong ngày 5/11 ở Washington DC để tham gia phỏng vấn trên đài phát thanh.

Sau đó, bà Harris sẽ tổ chức tiệc mừng bầu cử tại trường cũ - Đại học Howard ở Washington vào tối 5/11.

Một quan chức hiểu rõ kế hoạch của bà cho biết bà cũng đã mời những nhà tài trợ hàng đầu đến dự cuộc họp báo về cuộc bầu cử vào ngày 6/11.

Trong khi đó, ông Trump dự kiến ​​tổ chức tiệc mừng đêm bầu cử tại West Palm Beach, bang Florida.

Khi nào có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?

Cuộc đua bầu cử giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ diễn ra vào ngày 5/11 tới. Câu hỏi...

15h40
Loạt ảnh tại cuộc vận động tranh cử cuối cùng của ông Trump và bà Harris

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 33

Bà Harris cười tươi trong cuộc vận động tranh cử cuối cùng tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 4/11. Ảnh: Reuters

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 34

Những người ủng hộ bà Harris tại cuộc vận động tranh cử ở Philadelphia. Ảnh: Reuters

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 35

Người ủng hộ đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 36

Biểu cảm của ông Trump tại buổi vận động tranh cử cuối cùng ở bang Michigan. Ảnh: Reuters

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 37

Ông Trump khiêu vũ tại cuộc vận động tranh cử ở bang Michigan. Ảnh: ReutersÔng Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 38

15h31
Thẩm phán Mỹ bác bỏ yêu cầu từ các bang nghiêng về đảng Cộng hòa

Theo Reuters, các thẩm phán Mỹ đã bác bỏ yêu cầu từ 2 bang Missouri và Texas. Trước đó, 2 bang này tuyên bố sẽ ngăn chặn việc chính quyền liên bang cử người đến các tiểu bang này vào ngày bầu cử để giám sát việc tuân thủ luật về quyền bỏ phiếu. 

15h15
Ngôi làng châu Á cầu nguyện cho bà Harris chiến thắng

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 39

Một tấm biểu ngữ ủng hộ bà Harris được đặt ở làng Thulasendrapuram, Ấn Độ. Ảnh: M. MOORTHY/ The Hindu

Theo Guardian, trong khi hàng triệu người Mỹ đi bỏ phiếu, bà Harris có những người ủng hộ từ cách xa hàng nghìn km tại làng Thulasendrapuram, bang Tamil Nadu (Ấn Độ), nơi gia đình bên ngoại của bà Harris có mối quan hệ tổ tiên. 

Người dân làng Thulasendrapuram nói về bà Harris tại các quán trà địa phương. Biểu ngữ và biển quảng cáo có hình bà được nhìn thấy khắp nơi trong làng.

Ông ngoại của bà Harris sinh ra tại làng Thulasendrapuram hơn 100 năm trước. Khi trưởng thành, ông chuyển đến thành phố Chennai, nơi ông làm việc với tư cách là một viên chức chính phủ cấp cao cho đến khi nghỉ hưu.

Bà Harris chưa bao giờ đến làng Thulasendrapuram và bà không có họ hàng còn sống nào ở ngôi làng, nhưng mọi người ở đây vẫn tôn kính gia đình bà Harris vì đã thành danh ở Mỹ.

14h45
Guardian: Nhiều người rời đi trong lúc ông Trump vẫn phát biểu

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 40

Những hàng dài ghế trống trong một buổi vận động tranh cử của đảng Cộng hòa. Ảnh: Reuters

Cây viết Adam Gabbatt của tờ Guardian (Anh) nhận định bài phát biểu kéo dài 2 tiếng của ông Trump trong buổi vận động tranh cử cuối cùng ở bang Michigan là "quanh co".

"Hơn một nửa đám đông đã rời đi trong bài phát biểu quanh co, dài gần 2 giờ, trong đó ông Trump công kích bà Harris, ông Biden, bà Pelosi và một số nhân vật khác", Gabbatt viết.

Theo Guardian, đảng Dân chủ thời gian gần đây cũng chế giễu ông Trump về việc nhiều người ủng hộ đã rời khỏi các cuộc mít tinh dài của ông sớm và một số ghế tại các cuộc mít tinh không có người ngồi.

14h23
Tại sao 2 bang Pennsylvania và Michigan lại quan trọng trong cuộc bầu cử lần này?

Theo Al Jazeera, Pennsylvania và Michigan - 2 địa điểm mà ông Trump và bà Harris có buổi vận động tranh cử cuối cùng - là các bang "chiến địa" dự kiến đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử lần này. 

"Bang chiến địa" dùng để chỉ một số bang có kết quả tranh cử tổng thống sát sao, khó dự đoán bên nào sẽ thắng.

Mỗi bang trong 50 bang ở Mỹ đều có một số phiếu đại cử tri nhất định, tỷ lệ với dân số của bang đó. Để đắc cử tổng thống, một ứng viên cần đạt được 270 phiếu đại cử tri.

Năm nay, các bang được theo dõi sát sao bao gồm Michigan, Pennsylvania, Arizona, Georgia, Wisconsin, Nevada và North Carolina.

Bang Pennsylvania có 19 phiếu đại cử tri. Chiến thắng của ông Trump trước bà Hilary năm 2016 đánh dấu lần đầu tiên một ứng viên Cộng hòa giành chiến thắng tại bang này kể từ năm 1988.

Bang Michigan có 15 phiếu đại cử tri. Ông Trump cũng thắng bà Hilary ở bang này vào năm 2016, đánh dấu lần đầu tiên một ứng viên Cộng hòa giành chiến thắng ở Michigan kể từ năm 1992.

14h15
Ông Trump kết thúc chiến dịch tranh cử lúc 2 giờ sáng

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 41

Khi đồng hồ điểm qua 2 giờ 10 phút sáng (giờ địa phương), ông Trump cuối cùng đã kết thúc cuộc vận động tranh cử ở thành phố Grand Rapids, bang Michigan và cũng chính thức khép lại chiến dịch tranh cử cuối cùng.

"Ngày 5/11, ngày hôm nay, sẽ là ngày quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ", ông Trump nói. "Tôi yêu tất cả mọi người. Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ Michigan. Chúa phù hộ nước Mỹ", ông Trump nói lời khép lại chiến dịch tranh cử.

Đảng Cộng hòa không có truyền thống giành chiến thắng ở bang chiến trường Michigan. Năm 2016, ông Trump từng gây bất ngờ khi thắng ở bang này nhưng thất bại vào năm 2020.

Theo CNN, ước tính ông Trump đã tham gia hơn 900 cuộc vận động tranh cử trong năm nay.

14h00
Những người nổi tiếng nào ủng hộ ông Trump - bà Harris?

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 42

Ảnh: American Celebrity News

Theo Sky News, cả bà Harris và ông Trump đều kêu gọi những người nổi tiếng ủng hộ mình trong suốt chiến dịch tranh cử.

Các ca sĩ nổi tiếng như Taylor Swift, Lady Gaga, Beyonce và Madonna là một số nhân vật đáng chú ý nhất lên tiếng ủng hộ bà Harris, trong khi ông Trump nhận được sự ủng hộ từ những người như tỷ phú Elon Musk, cựu đô vật Hulk Hogan, Elon Musk và cựu phi hành gia NASA Buzz Aldrin.

13h50
Dự báo cục diện phiếu đại cử tri hiện tại: Ông Trump 219 – bà Harris 225

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 43

Nguồn: CNN - Việt hóa: Phương Võ - Thanh Long. (Báo Người lao động)

13h45
Ông Trump vận động tranh cử xuyên sang ngày mới, tuyên bố dẫn trước trong cuộc bỏ phiếu sớm

1 giờ 30 phút sáng ở bang Michigan (Mỹ) và ông Trump vẫn đang nỗ lực vận động tranh cử. Ông Trump đề cập vấn đề giảm chi phí năng lượng và giá thực phẩm.

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 44

Ông Trump kể về việc một cụ bà ở Mỹ vào cửa hàng mua 3 quả táo nhưng cuối cùng chỉ mua được 2, trả lại 1 quả vì không có đủ tiền. “Điều đó lẽ ra không nên xảy ra ở đất nước này”, ông Trump nói.

Trước đó, ông Trump cảnh báo đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ “tìm cách gian lận” trong cuộc bầu cử năm nay. Ông Trump cũng nói với đám đông về việc đang dẫn trước trong cuộc bỏ phiếu sớm.

Theo Washington Post, mặc dù một số bang công khai những người bỏ phiếu sớm là cử tri đảng Dân chủ hay Cộng hòa, không bang nào tiết lộ kết quả bầu cử. Tính đến tối ngày 4/11 (giờ Mỹ), hơn 81 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm.

13h30
Phó tướng của bà Harris "thất vọng"

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 45

Ông Tim Walz (trái). Ảnh: CBS

Ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Tim Walz bày tỏ sự thất vọng khi cuộc đua giữa bà Harris và ông Trump lại đang diễn ra sát sao.

Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “The Late Show with Stephen Colbert” của CBS, được ghi hình tại Bucks County, bang Pennsylvania vào tuần trước, ông Walz đã làm rõ sự khác biệt giữa hai ứng cử viên tổng thống, khẳng định rằng khoảng cách giữa họ rất "rõ ràng". Ông cho rằng mỗi ứng cử viên đại diện cho những giá trị và quan điểm khác biệt hoàn toàn, nên việc chọn bên nào, theo ông, là điều không khó khăn.

Ông nói về việc cuộc bầu cử diễn ra sát sao: “Điều này làm tôi thất vọng, bởi vì tôi nghĩ rằng sự lựa chọn là rất rõ ràng, nhưng điều đó cũng không quá bất ngờ.”

“Đất nước thực sự đang bị chia rẽ. Có một nhóm người đã nhận ra điều đó, và tôi nghĩ họ đã làm rất tốt việc khiến mọi người nghĩ rằng không có gì khác biệt, rằng ai cũng như ai,” ông Walz nói.

13h19
Ông Trump: Thượng đế có thể muốn tôi làm tổng thống lần nữa

Ông Trump cho rằng ông có thể sống sót sau một vụ ám sát trong năm nay vì thượng đế có kế hoạch để ông trở thành tổng thống lần nữa.

“Chỉ vài tháng trước ở Pennsylvania, một kẻ ám sát đã cố ngăn chặn chiến dịch vĩ đại của chúng ta, chiến dịch vĩ đại nhất trong lịch sử,” ông Trump nói.

“Nhưng trải nghiệm cận kề cái chết ấy không hề làm chúng ta chùn bước. Nó chỉ càng làm chúng ta quyết tâm hơn để hoàn thành công việc mà chúng ta mới chỉ bắt đầu. Đó không phải là một ngày dễ chịu, tôi phải nói, thật sự không dễ chịu chút nào. Nhưng nhiều người nói rằng thượng đế đã cứu tôi để cứu nước Mỹ", ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa nói.

13h15
Một cử tri đảng Cộng hòa ở Dixville Notch quay lưng với ông Trump

Kết quả hòa 3 - 3 ở thị trấn Dixville Notch cho thấy ông Trump đã cải thiện vị thế so với kết quả 0 - 5 hồi năm 2020. 

Tuy nhiên, theo CNN, danh sách cử tri đăng ký cho thấy thị trấn này có 4 cử tri đảng Cộng hòa và hai cử tri độc lập. Điều này nghĩa là một cử tri Cộng hòa đã quay lưng với ông Trump khi bỏ phiếu cho bà Harris.

Cử tri thị trấn Dixville Notch có xu hướng bầu cho ứng viên đản Dân Chủ trong hai cuộc bầu cử gần nhất Ngoài kết quả 0-5 năm 2020, ông Trump cũng thất bại trước bà Hillary Clinton ở thị trấn này với kết quả 3-4 vào năm 2016. Les Otten, 75 tuổi, nói ông là “cử tri đảng Cộng hòa lâu năm” ở Dixville Notch và năm nay ông quyết định bầu cho bà Harris, theo CNN.

“Không có quy định nào bắt buộc tôi phải bầu cho một người cụ thể. Nhưng ông Trump muốn mọi người cần phải bầu cho ông ấy và chỉ ông ấy mới có thể dẫn dắt nước Mỹ. Tôi nghĩ đây là điều không phù hợp theo quan điểm của tôi”.

13h10
Hai thị trấn ở Mỹ không bỏ phiếu sớm nửa đêm

Khác với Dixville Notch, năm nay, hai thị trấn Millsfield và Hart’s Location tại New Hampshire đã quyết định không tổ chức bỏ phiếu lúc nửa đêm, theo CNN.

Millsfield đã bỏ truyền thống này do dân số ngày càng già và số lượng phiếu bầu vắng mặt tăng lên. Thay vào đó, cộng đồng sẽ sử dụng phiếu bầu sớm qua hình thức vắng mặt, giúp giảm áp lực cho những người phụ trách kiểm phiếu vào nửa đêm​.

12h50
Ông Trump dự đoán thắng lớn trong cuộc bầu cử năm nay

Theo Guardian, ông Trump bắt đầu cuộc vận động tranh cử cuối cùng ở Michigan bằng cách nói về lần đầu tiên ông chạy đua vào Nhà Trắng.

Sau đó, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa chuyển sang vấn đề nhập cư, nói rằng Mỹ đang phải chịu "dòng người nhập cư có nhiều tội phạm nguy hiểm… và chúng ta sẽ chấm dứt tình trạng này ngay lập tức."

“Chúng ta không cần phải tiếp tục sống như thế này,” ông Trump nhấn mạnh.

Sau đó, ông Trump quay sang công kích bà Harris, cho rằng, “không ai thực sự biết bà ấy là ai".

Ông Trump cũng tuyên bố đã thực hiện 930 buổi vận động trong chiến dịch tranh cử. Rồi ông tiếp tục dùng nhiều lời lẽ công kích Tổng thống Mỹ Joe Biden, cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và nghị sĩ Adam Schiff, người đứng đầu cuộc điều tra trong phiên luận tội đầu tiên của ông Trump.

Sau đó, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa tuyên bố: "Tôi nghĩ chúng ta đang ở vị thế rất tốt. Các bạn hãy tham gia bầu cử, và chúng ta sẽ có chiến thắng lớn nhất. Các bạn biết điều này là gì không? Đây sẽ là chiến thắng chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước".

Tình hình bầu cử sớm “đáng ngại“ với bà Harris

Một cựu trợ lý của ông Obama cho rằng đảng của ông Trump lần này đã “không làm như lần bầu cử trước“.

12h30
Hình ảnh bỏ phiếu ở thị trấn đầu tiên

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 46

Trong 16 lần bầu cử Mỹ diễn ra lúc nửa đêm ở thị trấn Dixville Notch, có 9 lần ứng viên được cử tri thị trấn này bầu chọn đắc cử tổng thống.

12h20
Ông Trump đến muộn trong cuộc vận động tranh cử cuối cùng

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 47

Ông Trump tới địa điểm vận động tranh cử ở thành phố rand Rapids, Michigan muộn hơn khoảng 2 giờ 30 phút so với kế hoạch. Đây cũng là nơi ông Trump kết thúc chiến dịch tranh cử vào các năm 2016 và 2020.

Thành phố Grand Rapids nằm ở phía tây bang Michigan - nơi có đa số cử tri ủng hộ ông Trump vào năm 2016 nhưng chuyển sang ủng hộ ông Biden vào năm 2020.

12h15
Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại thị trấn đầu tiên

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 48

Kết quả bầu cử ở thị trấn Dixville Notch cho thấy ông Trump và bà Harris, mỗi người giành được 3 phiếu bầu của cử tri.

12h
Thị trấn Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống lúc nửa đêm

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 49

Thị trấn Dixville Notch ở bang New Hampshire là nơi đầu tiên mở cửa cho người dân đi bỏ phiếu từ 0 giờ ngày 5/11 (12 giờ Việt Nam). Các bang khác của Mỹ mở cửa điểm bỏ phiếu từ 6h.

Hai thị trấn Millsfield và Hart's Location mọi năm vẫn mở cửa điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm nhưng năm nay đã thay đổi.

Với số cử tri bỏ phiếu ở thị trấn Dixville Notch là 6 người, cuộc bỏ phiếu thường chỉ diễn ra trong vài phút. Chỉ có hai ứng viên tổng thống Mỹ từng giành tất cả phiếu bầu của cử tri ở Dixville Notch, bao gồm Richard Nixon năm 1960 và Joe Biden năm 2020.

11h55
Hà mã "viral" ở Thái Lan chọn ông Trump chiến thắng

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 50

Chú hà mã nổi tiếng ở Thái Lan đã chọn chiếc bánh dưa hấu ghi tên ông Trump. Ảnh: Independent

Theo Fox News, trong một video được đăng tải trên TikTok bởi Vườn thú Khao Kheow ở tỉnh Chonburi, chú hà mã con nổi tiếng của Thái Lan, Moo Deng, đã "dự đoán" chiến thắng cho  cựu Tổng thống Donald Trump .

Đoạn video lan truyền cho thấy Moo Deng đang chọn giữa 2 chiếc bánh dưa hấu, cả 2 đều được phủ tên của từng ứng cử viên tổng thống, ông Trump và bà Harris.

Moo Deng chọn quả dưa hấu có tên Trump trên đó.

Chào đời ngày 10/7/2024, Moo Deng đã trở thành hiện tượng lan truyền thực sự sau khi những hình ảnh ghi lại phản ứng dữ dội của chú hà mã này khi tắm được chia sẻ trên mạng xã hội X. Kể từ đó, vườn thú mở Khao Kheow đã đón lượng du khách khổng lồ khi mọi người tìm đến để ngắm nhìn chú hà mã con.

Hạt duy nhất Mỹ đoán đúng người đắc cử tổng thống suốt 4 thập kỷ: Năm nay chọn ai?

Trong số hơn 3.100 hạt trên khắp nước Mỹ, một hạt ở bang Washington đã thể hiện khả năng đặc biệt trong các kỳ bầu...

11h45
Bà Harris: "Đây có thể là cuộc đua sát nút nhất trong lịch sử" 

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 51

Ảnh: Reuters

Theo CNN, phát biểu tại cuộc vận động tranh cử cuối cùng tại Philadelphia đêm 4/11, bà Harris cho biết nhóm của bà "lạc quan và phấn khởi" - nhưng kêu gọi cử tri hãy lên tiếng, nói rằng bang Pennsylvania có thể "quyết định kết quả" của cuộc bầu cử.

“Cuộc đua vẫn chưa kết thúc, và chúng ta phải kết thúc thật mạnh mẽ. Đây có thể là một trong những cuộc đua sát nút nhất trong lịch sử. Mỗi lá phiếu đều quan trọng”, bà Harris nói.

"Chỉ còn vài giờ nữa thôi, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, và như các bạn đã từng nghe tôi nói trước đây, chúng ta thích làm việc chăm chỉ", bà Harris nói thêm giữa đám đông đang reo hò "Chúng ta sẽ chiến thắng".

Bà Harris liệt kê một số việc bà sẽ làm khi nhậm chức, bao gồm cấm các tập đoàn tăng giá hàng tạp hóa, cắt giảm thuế cho người lao động và các gia đình trung lưu, đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Bà cũng đề cập đến quyền kiểm soát cơ thể của phụ nữ và quyết tâm ký thành luật bảo vệ quyền tự do sinh sản của phụ nữ.

Sau đó, bà Harris quay lại thông điệp đoàn kết của mình khi nói: "Tôi cam kết lắng nghe những người sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của tôi".

11h35
Bà Harris lên sân khấu phát biểu tại buổi vận động tranh cử cuối cùng

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đã lên phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở thành phố Philadelphia, điểm dừng chân cuối cùng của bà trước Ngày bầu cử.

Bà Harris đã ưu tiên bang "chiến trường" quan trọng Pennsylvania vào ngày 4/11 với nhiều chặng dừng chân trên khắp bang này, đỉnh điểm là chặng dừng chân cuối cùng tại thành phố lớn nhất của bang - Philadelphia.

11h30
Lady Gaga, Ricky Martin biểu diễn tại buổi vận động tranh cử cuối cùng của bà Harris tại Pennsylvania

Loạt ca sĩ nổi tiếng biểu diễn, khuấy động sân khấu vận động tranh cử của đảng Dân chủ ở bang chiến địa Pennsylvania. 

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 52

Nữ ca sĩ Lady Gaga. Ảnh: Matthew Hatcher

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 53

Nam ca sĩ Ricky Martin. Ảnh: Matthew Hatcher

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 54Những người ủng hộ bà Harris ngồi xem biểu diễn. Ảnh: Matthew Hatcher

11h15
Yếu tố có thể quyết định thắng lợi ở bang chiến địa Michigan

Theo Al Jazeera, thị trưởng thành phố Hamtramck, Amer Ghalib, và thị trưởng thành phố Dearborn Heights, Bill Bazzi, đã phát biểu tại cuộc vận động trah cử của ông Trump ở bang Michigan ngày 4/11.

Hai vị thị trưởng này, đại diện cho các cộng đồng với dân số Ả Rập và Hồi giáo đông đảo tại Michigan, đã công khai ủng hộ ông Trump trong chiến dịch tranh cử lần này. 

Sự xuất hiện của họ nhấn mạnh, nhân khẩu học có thể là yếu tố quyết định thắng lợi tại bang chiến địa này.

“Thông điệp của tôi gửi đến các cử tri Ả Rập và Hồi giáo Mỹ: Lá phiếu của các bạn tại bang chiến địa này sẽ thay đổi diện mạo của nước Mỹ, và chính các bạn sẽ quyết định tương lai của nước Mỹ,” thị trưởng Ghalib phát biểu.

Trong khi đó, thị trưởng Bazzi, người đã vấp phải sự phản đối từ một số người trong cộng đồng vì ủng hộ ông Trump, tuyên bố ông thà “mất ghế thị trưởng" còn hơn để đảng Dân chủ chiến thắng.

11h00
Phó tướng của bà Harris công kích ông Trump

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 55

Ông Tim Walz Ảnh: Getty

Ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Tim Walz đã công kích ông Trump tại cuộc vận động ở thành phố Detroit, bang Michigan, vì những phát ngôn gần đây của ông Trump về phụ nữ và quan điểm về quyền tiếp cận phá thai.

“Hiện có hơn 20 bang trên cả nước đã thông qua các lệnh cấm phá thai, do chịu ảnh hưởng từ ông Trump. Nhưng các bạn đừng lo. Ông Trump nói với tất cả phụ nữ ở Mỹ rằng, ông ấy sẽ là người bảo vệ họ. Ông ấy còn nói thêm rằng sẽ làm điều đó dù phụ nữ có thích hay không,” ông Walz nói.

“Và bây giờ chúng ta đang thấy những phụ nữ bị từ chối tại phòng cấp cứu, phải chịu cảnh sảy thai ở bãi đậu xe, dù họ có thích hay không,” ông Walz nói thêm.

“Ngày mai, phụ nữ khắp nước Mỹ, mọi độ tuổi, thuộc cả hai đảng, sẽ gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ đến ông Trump, dù ông ấy có thích hay không,” ông Walz nhấn mạnh.

Theo Al Jazeera, ông Trump từng tự hào về những thẩm phán mà ông bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao Mỹ đã góp phần mở đường cho việc lật lại phán quyết Roe v Wade – tiền lệ pháp lý từng đảm bảo quyền phá thai trong nhiều thập kỷ, nhưng đã bị lật ngược vào năm 2022.

10h45
Vì sao bang chiến trường Pennsylvania đặc biệt quan trọng?

Bang chiến trường Pennsylvania nắm giữ 19 phiếu đại cử tri,  là một trong những bang chiến trường quan trọng nhất trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay.

Phát biểu tại thành phố Harrisburg, bang Pennsylvania vào cuối tuần trước, thượng nghị sĩ Cory Booker, đảng viên Dân chủ, nói: "Kỳ bầu cử này, tại Pennsylvania, mọi thứ có thể thay đổi hoàn toàn chỉ với vài trăm phiếu bầu. Chúng ta đang nắm giữ quyền lực".

Với việc cả ông Trump và bà Harris đều tỏ ra khá cân bằng ở Pennsylvania, đảng Cộng hòa tin tưởng người chiến thắng sẽ được xác định bởi sự nhiệt tình của cử tri, một lợi thế mà họ cho là ông Trump đang nắm giữ. Trong khi đó, đảng Dân chủ cho rằng bà Harris sẽ giành chiến thắng ở bang này nhờ sự kiên cường và tinh thần chiến đấu thực tế.

"Hai ứng viên đã bỏ rất nhiều sức lực, chú trọng vận động tranh cử ở Pennsylvania. Theo khảo sát cuối cùng do New York Times/Siena College công bố hôm 3/11, ông Trump và bà Harris đều nhận được tỉ lệ ủng hộ 48% ở bang.

Một khía cạnh khác làm nên sự khó đoán ở Pennsylvania là vì tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm vẫn còn hạn chế. Ước tính chỉ có khoảng 20% cử tri bang đã đi bỏ phiếu sớm, thấp hơn nhiều so với các bang chiến trường khác. Nghĩa là vẫn còn một số lượng đông đảo cử tri sẽ chính thức đi bỏ phiếu vào ngày 5/11.

10h40
Đồng minh của ông Trump: Cựu Tổng thống nên chấp nhận kết quả và đi chơi golf nếu thua

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 56

Ông Farage và ông Trump tại một sự kiện. Ảnh: Getty

Nigel Farage, lãnh đạo đảng Cải cách ở Anh và là người ủng hộ ông Trump, cho rằng ông Trump nên chấp nhận kết quả cuộc bầu cử và "đi chơi golf" nếu ông thua cách biệt trước bà Harris.

Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Telegraph (Anh) tại nhà ông Trump ở Palm Beach, bang Florida, ông Farage nói: “Nếu kết quả rõ ràng và cách biệt, có lẽ đã đến lúc [ông Trump] đi chơi golf ở Turnberry.”

Ông Farage cho biết ông “chưa bao giờ đồng tình” với câu chuyện gian lận bầu cử năm 2020 mà ông Trump cáo buộc. "Nếu kết quả rõ ràng, thì Đảng Cộng hòa cần chấp nhận", ông Farage nói. 

Ông Farage cũng cho rằng bà Harris có thể xoa dịu bất kỳ căng thẳng tiềm tàng nào nếu bà thắng bằng cách ân xá cho ông Trump khi bà nhậm chức. “Nếu bà ấy đắc cử trong cuộc bầu cử lần này, tôi hy vọng bà ấy sẽ ân xá cho ông Trump. Điều đó sẽ khiến mọi người cảm thấy bà ấy rộng lượng và có thể làm giảm bớt căng thẳng,” ông Farage nói.

Tuy nhiên, ông Farage nói thêm: “Đây chỉ là giả định thôi, và tôi vẫn nghĩ ông Trump sẽ thắng.”

Ông Farage đã tham dự buổi vận động tranh cử của ông Trump ở thành phố Reading, bang Pennsylvania, vào hôm 4/11.

10h32
Những người ủng hộ bà Harris tại thành phố Philadelphia: Lạc quan, thận trọng và lo lắng

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 57

Một tấm áp phích của đảng Dân chủ gần địa điểm diễn ra cuộc vận động tranh cử cuối cùng của bà Harris tại thành phố Philadelphia, ngày 4/11. Ảnh: Leah Millis/Reuters

Tại thành phố Philadelphia, thuộc bang chiến địa Pennsylvania, không khí ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ rất rõ rệt.

Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ bà Harris cũng bày tỏ lo ngại về những gì có thể xảy ra vào đêm Bầu cử.

“Tôi lạc quan nhưng cũng thận trọng, và có chút lo lắng,” Robin Matthews, một người ủng hộ bà Harris, nói với truyền thông. “Nếu cô ấy không thắng, nước Mỹ sẽ gặp rắc rối lớn.”

Robert Rudolf, 58 tuổi, cho rằng ông Trump đã “bình thường hóa” nạn phân biệt chủng tộc và sự thù ghét phụ nữ trong xã hội. “Chúng ta đã trở nên rất chia rẽ,” ông Rudolf nói. “Rất khó để nói chuyện với những người ở phe đối lập".

Roxana Rahe, 42 tuổi, cho biết những cáo buộc sai sự thật của ông Trump về gian lận bầu cử cũng đã làm gia tăng căng thẳng.

“Ông Trump gần như đang tạo cảm giác rằng ai cũng đang cố đánh cắp cuộc bầu cử từ ông ấy, ngay cả trước khi cuộc bầu cử diễn ra,” bà Rahe nói.

10h25
Ông Trump và bà Harris tới địa điểm vận động tranh cử cuối cùng

Chiến dịch tranh cử của ông và bà Harris đã sắp đi đến hồi kết. Hai ứng viên còn một cuộc vận động cuối cùng trước khi nước Mỹ chính thức bước sang ngày bầu cử 5/11.

Ông Trump đang trên đường tới thành phố Grand Rapids, bang Michigan, nơi các cử tri đảng Cộng hòa đã chờ sẵn từ trước nhiều giờ để có chỗ lắng nghe ông Trump đọc bài phát biểu tranh cử cuối cùng.

Trong khi đó, bà Harris vận động tranh cử ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania. Cuộc vận động mở màn bằng màn trình diễn của hai ca sĩ Katy Perry và Lady Gaga.

Cả ông Trump và bà Harris đều kết thúc chiến dịch tranh cử ở hai bang chiến trường.

10h15
Các bang nghiêng về đảng Cộng hòa sẽ chặn giám sát viên bầu cử

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 58

Ảnh: Tribune News Service

Theo Sky News, một số bang ủng hộ ông Trump và đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ không cho phép giám sát viên của Bộ Tư pháp vào bên trong các điểm bỏ phiếu trong ngày bầu cử chính thức.

Trong nhiều thập kỷ, chính quyền liên bang đã cử luật sư và nhân viên đến các điểm bỏ phiếu để giám sát hoạt động bầu cử.

Tuy nhiên, các quan chức ở 2 bang Florida và Texas tuyên bố họ sẽ không cho phép giám sát viên liên bang có mặt tại các địa điểm bỏ phiếu. Bang Missouri đã đệ đơn kiện để yêu cầu tòa án ngăn chặn các quan chức liên bang giám sát bên trong các điểm bỏ phiếu.

Tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo sẽ triển khai giám sát viên tại 86 khu vực thuộc 27 bang trên toàn quốc.

10h05
Ông Trump phát biểu hơn bà Harris 950% thời lượng ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania 

Sự khác biệt giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris là rất rõ ràng. Nhưng trong buổi tối ngày 4/11 (giờ địa phương) ở thành phố Pittsburg, sự khác biệt đó còn rõ ràng hơn.

Hai ứng viên vận động tranh cử ở cùng một thành phố và địa điểm cách nhau khoảng 14km. Bà Harris phát biểu trong 10 phút còn ông Trump phát biểu gấp 950%, tương đương 1 giờ 45 phút.

Trước khi rời đi, bà Harris không đề cập trực tiếp tới ông Trump. “Ngày mai là ngày bầu cử và động lực đang ở bên chúng ta”, bà Harris nói.

Trong khi đó, ông Trump liên tục công kích bà Harris. “Nếu bầu cho Kamala, các bạn sẽ có thêm 4 năm đau khổ, thất bại và thảm họa. Đất nước chúng ta có thể không bao giờ phục hồi được nữa”, ông Trump nói trước đám đông người ủng hộ. “Kamala đang có một cuộc vận động quy mô nhỏ. Và khi tôi nói ít, có nghĩa là rất ít”, ông Trump nói.

Ông Trump cũng nhấn mạnh đây là một trong những lần cuối cùng ông vận động tranh cử. “Hãy nhớ rằng các cuộc vận động tranh cử luôn là điều thú vị nhất. Sẽ không còn những cuộc vận động như vậy nữa. Không bao giờ", ông Trump nói, ám chỉ đây là lần cuối ông tham gia chạy đua vào Nhà Trắng.

Ông Trump vẫn còn một cuộc vận động cuối cùng ở bang Michigan trước khi nước Mỹ chính thức bước sang ngày bầu cử 5/11.

9h55
Một số hình ảnh không khí bầu cử Mỹ

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 59

Những người ủng hộ bà Harris cổ vũ tại một sự kiện ở Allentown, bang Pennsylvania, hôm 4/11. Ảnh: Elinor Kry/The Guardian

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 60Các cử tri bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tại một điểm bỏ phiếu ở thành phố Detroit, bang Michigan, Mỹ ngày 3/11/2024. Ảnh: Reuters

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 61Ban nhạc biểu diễn tại cuộc vận động tranh cử cuối cùng của bà Harris ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Ảnh: Reuters

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 62Ông Trump cùng người thân và nhóm vận động tranh cử tại bang chiến địa Pennsylvania. Ảnh: Getty

9h40
Quan chức bầu cử Kentucky bác bỏ khiếu nại về dấu hiệu “lạ” trên lá phiếu

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 63

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một lá phiếu gửi qua đường bưu điện ở Kentucky đã được đánh dấu sẵn bên cạnh tên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Điều này dẫn đến nghi ngờ việc bỏ phiếu cho bất kỳ ai khác sẽ khiến lá phiếu mặc định bị loại.

Bài đăng kèm bức ảnh đã thu hút hơn 3 triệu lượt xem. Bức ảnh được đăng kèm dòng mô tả “những trò gian lận kỳ lạ đang diễn ra trong lá phiếu”.

Trả lời hãng tin BBC của Anh, Hội đồng bầu cử bang Kentucky đã bác bỏ khiếu nại. Các quan chức bang Kentucky cho biết họ đã gửi 130.000 lá phiếu cho đến nay và chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến việc lá phiếu gửi qua đường bưu điện có đánh dấu “lạ” trong bất kỳ ô lựa chọn ứng viên nào.

“Thông tin này hiện mới chỉ lan truyền trên mạng xã hội, chưa được ghi nhận trên thực tế”, quan chức bầu cử Kentucky cho biết.

Hội đồng bầu cử xác nhận rằng đối với các lá phiếu gửi qua đường bưu điện ở Kentucky, nếu có nhiều hơn một ứng viên được đánh dấu bằng mực thì lá phiếu sẽ được tính nếu cử tri khoanh tròn vào lựa chọn cuối cùng.

9h30
Bà Harris phát biểu trong 10 phút ở bang Pennsylvania

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 64

“Động lực đang ở bên chúng ta” Kamala Harris nói tại cuộc vận động áp chót ở Pittsburgh, bang Pennsylvania và không trực tiếp nhắc tên cựu Tổng thống Donald Trump. Bà ngay lập tức tìm cách tạo sự tương phản với đối thủ là ông Trump.

“Thay vì suy nghĩ về đối thủ, tôi sẽ dành mỗi ngày để thực hiện danh sách việc cần làm của mình”, bà Harris nói. “Nếu không phải là cuộc chiến chống lại điều gì đó thì là cuộc chiến vì điều gì đó”.

“Tôi sẽ lắng nghe những người không đồng tình với tôi”, bà Harris nói thêm. “Tôi sẽ cho họ một chỗ ngồi để họ trình bày”, bà nói thêm.

Bà Harris nêu một số khẩu hiệu như “khi bạn biết mình bảo vệ điều gì, bạn sẽ biết mình phải chiến đấu vì điều gì” và “phiếu bầu của bạn là tiếng nói của bạn và phiếu bầu của bạn cũng là sức mạnh”.

Bà Harris cũng nhấn mạnh quyền của phụ nữ trong việc đưa ra quyết định về cơ thể của chính họ. Nhưng nhìn chung, bà Harris tránh đề cập các chính sách hoặc chủ đề cụ thể.

Chỉ sau khoảng 10 phút, bà Harris rời đi trong giai điệu bài Freedom của Beyonce và nữ ca sĩ Katy Perry bước lên sân khấu.

9h20
Kết quả thăm dò cuối cùng trước bầu cử

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 65

Theo kết quả thăm dò cuối cùng trước ngày bầu cử do Washington Post công bố, cuộc đua giữa ông Trump và bà Harris vẫn hết sức sít sao ở các bang chiến trường.

Phó Tổng thống Kamala Harris giữ vững vị trí dẫn đầu trong khảo sát toàn quốc và ở Michigan, Wisconsin,  Nevada. Nhưng khoảng cách bà Harris ở Pennsylvania đã bị thu hẹp. Ông Trump có lợi thế ở các bang Arizona, Georgia và Bắc Carolina, theo khảo sát.

9h15
Ông Trump vận động tranh cử ở bang chiến trường Pennsylvania

Ông Trump bỏ phiếu, nói đất nước "đang gặp rắc rối lớn" - 66

Mặc dù không phải là cuộc vận động tranh cử cuối cùng của cựu Tổng thống Donald Trump vào tối ngày 5/11, các trợ lý mô tả bài phát biểu của ông tại Pittsburgh, bang Pennsylvania là "thông điệp kết thúc" của ông gửi đến người dân Mỹ.

Trong bài phát biểu dự kiến ở Pittsburgh, ông Trump dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề mà chiến dịch tranh cử tin rằng có thể giúp đưa ông tới Nhà Trắng bao gồm lạm phát, nhập cư và tội phạm.

Sự kiện của Trump tại bang chiến trường quan trọng này cũng sẽ có sự tham gia của một số diễn giả nổi tiếng như cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo và Megyn Kelly.

Sau cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania, ông Trump sẽ có cuộc vận động cuối cùng tại Grand Rapids, bang Michigan. Đây cũng là nơi ông Trump kết thúc chiến dịch tranh cử vào các năm 2016 và 2020.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) chính thức bước vào cuộc bầu cử với đối thủ là Phó Tổng thống Kamala Harris vào ngày 5/11. Ảnh: Reuters.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) chính thức bước vào cuộc bầu cử với đối thủ là Phó Tổng thống Kamala Harris vào ngày 5/11. Ảnh: Reuters.

Ước tính khoảng 170 triệu người Mỹ đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống thứ 47 giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Năm 2020, số cử tri Mỹ bỏ phiếu là khoảng 154,4 triệu người.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức diễn ra vào ngày 5/11. Ba thị trấn ở bang New Hampshire gồm Dixville Notch, Hart's Location và Millsfield là những điểm mở cửa cho người dân bỏ phiếu ngay từ 0 giờ đêm ngày 5/11 theo giờ miền Đông nước Mỹ (12 giờ ngày 5/11, giờ Việt Nam). Kết quả bỏ phiếu ở 3 thị trấn này được công bố ngay sau đó.

Phần lớn các bang bắt đầu mở cửa địa điểm bỏ phiếu từ 6 giờ sáng. Ở bang Iowa, người dân một số hạt phải chờ tới trưa mới được bỏ phiếu.

Năm nay, hơn 78 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm. Con số này thấp hơn mức 100 triệu của năm 2020 nhưng cao hơn năm 2016.

Việc bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày thứ ba sau thứ hai đầu tiên trong tháng 11 là truyền thống đã có từ gần 180 năm trước.

Các cuộc thăm dò trên toàn quốc và ở các bang chiến trường cho thấy tỉ lệ ủng hộ giữa ông Trump và bà Harris khá sít sao. Ông Trump có lợi thế hơn một chút ở hầu hết 7 bang chiến trường.

Quá trình kiểm phiếu năm nay được cho là sẽ nhanh hơn nhiều so với năm 2020, khi nhiều bang mất thời gian kiểm phiếu qua thư do ảnh hưởng từ Covid-19. 

Tuy nhiên, kết quả bầu cử năm nay có thể không được công bố ngay cuối ngày bầu cử như ông Trump mong muốn. Nguyên nhân là do vẫn còn hai bang chiến trường không thay đổi nguyên tắc kiểm phiếu, gồm Pennsylvania và Wisconsin.

Hai bang này vẫn giữ quy định không cho phép kiểm đếm phiếu bầu qua thư trước ngày bầu cử, điều này có thể làm chậm kết quả tổng kết nếu số lượng phiếu qua thư lớn và cuộc đua sít sao.

Ngay trước ngày bầu cử chính thức, Phó Tổng thống Kamala Harris đã dành trọn ngày 4/11 tại bang chiến trường Pennsylvania – nơi nắm giữ 19 phiếu đại cử tri. Bà đến các khu vực lao động như Allentown và kết thúc ngày với một cuộc vận động tại Philadelphia với sự góp mặt của hai ngôi sao Lady Gaga và Oprah Winfrey vào tối cùng ngày.

Trong khi đó, ông Trump tổ chức bốn cuộc vận động tại ba bang trong ngày 4/11, bao gồm Bắc Carolina, Pennsylvania và sự kiện đêm muộn tại Grand Rapids, bang Michigan.

Nếu đắc cử, ông Trump sẽ trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị kết án hình sự, sau khi ông bị xét xử vì vụ án “dùng tiền bịt miệng” tại thành phố New York. Nếu chiến thắng, Trump cũng sẽ là tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ đắc cử hai nhiệm kỳ không liên tục, sau Tổng thống Grover Cleveland vào cuối thế kỷ 19.

Nếu thắng cử, bà Harris sẽ trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên, đồng thời là người phụ nữ da màu và là người gốc Nam Á đầu tiên bước vào Nhà Trắng. 4 năm trước, bà cũng đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ phó tổng thống Mỹ đầu tiên.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai năm kể từ khi khởi động chiến dịch tranh cử, ông Trump đến nay đã tuyên bố 5 điều sẽ “làm ngay” vào ngày đầu tiên nếu tiếp quản Nhà Trắng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN