Nga phản ứng khi lãnh đạo Armenia không dự cuộc họp của liên minh CSTO
Điện Kremlin "lấy làm tiếc" khi Armenia quyết định không tham dự cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Cuộc họp diễn ra ngày 23/11 với sự tham gia của đầy đủ các lãnh đạo quốc gia trong liên minh trừ Armenia.
Hội nghị thượng đỉnh của liên minh CSTO diễn ra ngày 23/11 ở Minsk, Belarus.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hay các quan chức cấp cao như bộ trưởng quốc phòng đều không xuất hiện tại cuộc họp của liên minh ở thủ đô Minsk, Belarus.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 23/11 tới Belarus để tham dự hội nghị thượng đỉnh của liên minh CSTO. Các lãnh đạo nước thành viên CSTO gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Belarus và Tajikistan cũng có mặt.
Khi được hỏi về sự vắng mặt của lãnh đạo Armenia, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Chúng tôi lấy làm tiếc về điều này. Chúng tôi hi vọng Armenia không thay đổi định hướng chính sách đối ngoại và vẫn là đồng minh của Nga. Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với họ".
Ông Peskov nói "vấn đề Armenia" nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị và các nhà lãnh đạo CSTO đã trao đổi quan điểm về vấn đề này.
"Tất nhiên, CSTO quan tâm đến việc Armenia tiếp tục tham gia. Armenia vẫn là đồng minh, đối tác chiến lược của chúng tôi cả về song phương và ở các hình thức đa phương", ông Peskov nhấn mạnh.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Armenia Mnatsakan Safarian cho biết Armenia không có kế hoạch rời liên minh CSTO dù Thủ tướng Nikol Pashinian không tham dự cuộc họp ở Belarus. Ông Safarian cũng khẳng định, Armenia không có kế hoạch yêu cầu lực lượng Nga rút khỏi căn cứ quân sự ở phía tây bắc thị trấn Gyumri. Nga hiện có khoảng 10.000 quân ở Armenia, trong đó 5.000 quân đóng tại căn cứ quân sự số 102 ở Gyumri.
"Hiện tại, chúng tôi chưa có kế hoạch thảo luận về các vấn đề đó", ông Safarian nói với các phóng viên.
Đầu tháng này, Thủ tướng Armenia Pashinian nói với Quốc hội về việc liên minh CSTO đã không xác định rõ phạm vi trách nhiệm trong trường hợp Armenia cần nhận được sự bảo vệ.
Ông Pashinian phàn nàn rằng CSTO không hỗ trợ khi Armenia đối mặt với thách thức đồng nghĩa "CSTO đang rời bỏ Armenia, chứ không phải ngược lại".
Mâu thuẫn xảy ra kể từ CSTO khước từ lời kêu gọi của ông Pashinian về việc huy động quân đội hỗ trợ Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan ở vùng ly khai Nagorno-Karabakh.
Không nhận được sự hỗ trợ từ CSTO, Armenia liên tục hứng chịu thất bại và cuối cùng đành chấp nhận để Azerbaijan tái kiểm soát hoàn toàn vùng ly khai vào tháng 9/2023.
Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal đăng ngày 25/10, Thủ tướng Armenia nói rằng nước này không thấy có lợi gì nếu tiếp tục cho phép Nga đặt căn cứ quân sự trên lãnh...
Nguồn: [Link nguồn]