Ngàn người chen chúc ở ký túc xá, “quả bom Covid-19 nổ chậm” ở Singapore
Khu ký túc xá chật chội là nơi ở của hàng ngàn lao động nhập cư Singapore, trở thành một trong những thách thức lớn nhất của Singapore trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Theo Bloomberg, trong số 142 ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày 8.4, ít nhất 40 ca là nằm ở ổ dịch bên trong khu ký túc xá của lao động nhập cư.
Đến ngày 9.4, Singapore lại ghi nhận thêm 287 ca nhiễm, gần 200 trường hợp có liên quan đến ổ dịch tại hai khu nhà ở công nhân là S11 Punggol và Westlite Toh Guan.
Hai khu này có tổng cộng 20.000 công nhân sinh sống và chiếm ít nhất 453 trong trong tổng cộng 1.910 ca nhiễm Covid-19 ở Singapore.
Giới chức Singapore đã hành động từ rất sớm nhằm cách ly ổ dịch. Hai khu nhà ở này được coi là “khu vực cách ly” từ ngày 5.4, cấm người trong khu vực ra ngoài trong vòng 2 tuần.
Chính quyền Singapore có trách nhiệm đưa lương thực và các nhu yếu phẩm khác vào bên trong, những công nhân lao động được yêu cầu ngồi yên trong phòng ở chung và vẫn được hưởng lương.
Giới chức Singapore phong tỏa khu vực, yêu cầu lao động nhập cư ở yên trong phòng.
“Đây là tình huống thực sự khó khăn”, Leong Hoe Nam, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện ở Singapore, nói. Ông Leong so sánh tình hình với ổ dịch trên tàu Diamond Princess – con tàu có khoảng 700 ca nhiễm Covid-19 trong tổng số 3.700 hành khách.
“Khu nhà ở của công nhân có tới 20.000 người. Đây thực sự sẽ là mớ hỗn độn’, Leong nói thêm.
Đối với Singapore - quốc gia từng nhận được rất nhiều lời khen về phương pháp kiểm soát dịch bệnh, việc để nhóm công nhân cách ly ngay tại nơi ở chật chội làm dấy lên nguy cơ tạo thành “quả bom nổ chậm” với hàng ngàn ca nhiễm.
“Để cách ly có hiệu quả, các công nhân sẽ phải ở trong phòng suốt 2 tuần và không được tương tác với nhau”, Leong nói, nhấn mạnh rằng đây là một thách thức lớn vì rào cản ngôn ngữ cũng như văn hóa giữa các nhóm công nhân.
Lao động nhập cư chiếm tới 38% lực lượng lao động ở Singapore, theo số liệu tính đến hết năm 2019. Đa số lao động nhập cư làm việc trong lĩnh vực xây dựng, xếp sau là ngành sản xuất và cuối cùng là dịch vụ.
Bên trong những căn phòng là nhiều lao động nhập cư cùng sinh hoạt.
Singapore hiện có khoảng 200.000 lao động nhập cư đến từ khắp các nước châu Á, sống tập trung tại 43 khu nhà khác nhau. Có những căn phòng trong khu ký túc xá tập trung tới 10 người cùng sinh hoạt.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng toàn cầu, những khu nhà chật cứng người như vậy “làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho tất cả mọi người”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng đánh giá.
Cách ly mọi người trong điều kiện như vậy càng tạo ra thách thức lớn trong việc ngăn ngừa virus lây lan. Để có thể nhanh chóng kiểm soát mức độ lây nhiễm, Singapore đã mở các cơ sở chăm sóc y tế tại hai khu nhà của công nhân, với mục tiêu giảm đến mức tối đa số người trong hai khu nhà nhiễm Covid-19.
Singapore không phải quốc gia duy nhất loay hoay đối phó với ổ dịch tại các khu nhà ở của công nhân. Malaysia đang gặp phải tình trạng tương tự ở khu nhà có 6.000 người sinh sống. 15 trong số này có kết quả dương tính với Covid-19.
97% số cư dân sống tại khu nhà trên ở Malaysia là người nước ngoài có nguồn gốc từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh.
Một lao động nhập cư đứng bên ngoài khu nấu ăn.
Ah Hlaing, một phụ nữ người Myanmar làm việc tại trung tâm chăm sóc người già, là người sống trong cùng một căn phòng với 10 người khác ở khu nhà bị chính quyền Singapore phong tỏa.
“Tôi thực sự cảm thấy buồn vì không được ra ngoài, phải ở yên trong phòng”, Ah nói. “Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ biết chấp nhận”. Cô nói thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay được chuyển đến phòng thường xuyên.
Một số nhóm hoạt động vì nhân quyền cho rằng chính phủ Singapore chưa thực sự tháo gỡ được vấn đề lây nhiễm tại hai khu nhà ở của người lao động nhập cư.
“Các vấn đề như nguy cơ lây nhiễm hàng loạt ở nơi tập trung quá đông người, bao gồm cả bệnh truyền nhiễm chưa được giải quyết. Yêu cầu các công nhân ở nguyên trong phòng chỉ làm tăng mức độ lây nhiễm chứ không hề giảm”, Alex Wu, phó chủ tịch tổ chức hỗ trợ công nhân lao động có thu nhập thấp ở Singapore, nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Nguồn: [Link nguồn]
Đầu tháng 3, Singapore chỉ có 100 ca nhiễm Covid-19 và các quốc gia trên thế giới coi quốc gia Đông Nam Á này là hình mẫu học...