Ngạc nhiên trước khoản thanh toán khổng lồ Đức dành cho Nga giữa cấm vận
Khoản thanh toán khổng lồ mà Đức dành cho Nga vì mua năng lượng giữa cấm vận đang khiến Berlin chịu chỉ trích nặng nề.
Berlin đã ủng hộ Moskva nhiều hơn bao giờ hết trong vài tháng qua bất chấp tuyên bố tham gia cấm vận, khi Đức đã dành cho Nga khoản thanh toán khổng lồ, ý kiến trên được trình bày bởi nhà báo Olaf Gersemann của tờ Die Welt.
Kể từ đầu năm, Đức đã trả gần 16 tỷ euro cho nguồn cung năng lượng từ Nga, phần lớn số tiền này rơi vào dầu và khí đốt. Theo ông Olaf Gersemann, với tình hình địa chính trị hiện tại, các nhà xuất khẩu Nga đang làm tốt công việc một cách đáng ngạc nhiên.
Nhà báo Olaf Gersemann cung cấp số liệu cho biết" “Chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 4/2022, Đức đã trả 15,8 tỷ euro cho hàng hóa là năng lượng nhập khẩu từ Nga - nhiều hơn bao giờ hết".
Một thời gian trước, các chính trị gia Đức đặt mục tiêu biến nước này thành một quốc gia độc lập về kinh tế với Nga. Trong bối cảnh đó, Berlin lại thanh toán nhiều hơn bao giờ hết cho năng lượng nhập khẩu từ Liên bang Nga. Tại sao điều này xảy ra?
Tác giả bài viết trên tờ Die Welt tuyên bố rằng một tình huống khá bất thường đã phát triển. Trong những tuần gần đây, lượng hàng giao đến Đức từ Nga đã giảm phần nào, nhưng doanh thu của Moskva lại tăng lên.
Điều này xảy ra một phần do giá năng lượng tăng đáng kể. Từ đó, Liên bang Nga quản lý nguồn tiền bằng cách cung cấp một lượng nhỏ hơn hàng hóa của mình, để nhận lại được nhiều lợi nhuận hơn.
“Đây rõ ràng là một thỏa thuận tốt dành cho Nga, bạn giao hàng ít hơn nhưng lại nhận được nhiều hơn”, chuyên gia kinh tế của ấn bản tiếng Đức nhận xét.
So với năm ngoái, cùng kỳ năm 2021, Đức chỉ chuyển 9,9 tỷ euro vào các tài khoản của Nga. Con số này chẳng thấm vào đâu so với con số 15,8 tỷ euro đạt được trong thời điểm hiện nay.
Nếu so sánh quốc tế, Nga cũng đang trên đà phát triển doanh thu xuất khẩu năng lượng trong năm nay, vươn từ vị trí thứ 13 lên vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp quan trọng nhất của Đức.
Hoạt động kinh doanh của Nga đang phát triển mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực dầu khí. Nhập khẩu kim loại, ví dụ như đồng vào Đức đã tăng trong từ 126 lên 128 triệu euro chỉ trong tháng Tư.
Bên cạnh đó, hóa đơn nhập khẩu nhôm cũng tăng hơn gấp đôi, từ con số 42 lên tới 86 triệu euro. Không chỉ có vậy, trong trường hợp phân bón, doanh thu của Liên bang Nga tăng hơn 10 lần, từ 0,9 lên 10,8 triệu euro.
Trước việc Đức vẫn duy trì quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga, thậm chí còn nhập khẩu nhiều lượng hàng hóa hơn cả trước khi xảy ra cấm vận đã khiến Ukraine rất tức giận vì họ cho rằng Berlin đang giúp nền kinh tế Moskva đứng vững.
Điều này cũng một phần giải thích vì sao Đức thường xuyên trì hoãn cung cấp vũ khí hạng nặng cho Quân đội Ukraine, thậm chí còn không cho phép một số quốc gia khác nhượng lại trang bị của mình nhưng do Đức sản xuất cho Ukraine.
Mỹ, Ukraine cũng như một vài thành viên EU và NATO khác đang cho rằng họ có một "Thổ Nhĩ Kỳ thứ hai" - đó chính là Đức, khi các chính sách mà Berlin triển khai phá vỡ sự thống nhất trong khối.
Nguồn: [Link nguồn]
Ukraine sẽ nhận lô vũ khí hạng nặng đầu tiên từ Đức vào khoảng ngày 22/6 - trùng với ngày Đức Quốc xã tấn công Liên Xô hồi năm 1941.