Nga xóa bỏ đồn đoán hàng thập kỷ về việc Mỹ đưa người lên Mặt trăng
Bằng chứng quan trọng là các mẫu đất đá mà Mỹ thu thập từ chương trình đưa người lên Mặt trăng và bằng chứng này đã được chia sẻ với các nhà khoa học Liên Xô, Tổng Giám đốc Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), Yuri Borisov nói hôm 3/7.
Phi hành gia Mỹ đặt chân xuống Mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11 năm 1969.
Theo RT, lbác bỏ đồn đoán kéo dài hàng thập kỷ về tính xác thực của việc Mỹ đưa người lên Mặt trăng. Ông cho biết mẫu đất đá mà Mỹ đem về trong các sứ mệnh đưa người lên Mặt trăng đúng là được lấy từ Mặt trăng.
Ông Borisov đưa ra tuyên bố trong phiên họp Quốc hội hôm 3/7, khi được hỏi liệu Mỹ thực sự đã đưa người lên Mặt trăng hay chưa.
Bằng chứng quan trọng là các mẫu đất đá mà Mỹ thu thập từ chương trình đưa người lên Mặt trăng. Các mẫu đất đá này là thật và đã được chia sẻ với các nhà khoa học Liên Xô, ông Borisov nói.
"Theo giám định của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, các mẫu đất đá đó đúng là có nguồn gốc từ Mặt trăng", ông Borisov nói với các nghị sĩ. "Nhiều nước khác cũng đã phân tích các mẫu vật. Đó không phải là thứ có nguồn gốc từ Trái đất".
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã khởi động chương trình Apollo trong cuộc chạy đua với Liên Xô nhằm khám phá vũ trụ. Liên Xô đặt mục tiêu thu thập mẫu đất đá trong chương trình thám hiểm Mặt trăng không người lái mang tên Luna.
Nhưng Mỹ còn tham vọng lớn hơn như vậy. Năm 1969, sứ mệnh Apollo 11 đưa hai phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong và Buzz Aldrin đáp xuống Mặt trăng. Hai phi hành gia khi quay trở về đã thu thập khoảng 21,5kg mẫu đất đá.
Lần cuối cùng Mỹ đưa người lên Mặt trăng là trong sứ mệnh Apollo 17 vào năm 1972. Đại úy Hải quân Mỹ Gene Cernan trở thành "người cuối cùng lên Mặt Trăng" trong sứ mệnh này.
Trong suốt hàng thập kỷ, có những đồn đoán về việc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) "dàn dựng các sứ mệnh đổ bộ trong chương trình Apollo".
Theo RT, trong các cuộc khảo sát thực hiện trong vài năm qua, có tới 20% số người Mỹ được hỏi tin chương trình khám phá Mặt trăng của NASA là "trò lừa bịp".
Ở Nga, một cuộc khảo sát được thực hiện năm 2020 cho thấy 55% số người được hỏi tin chính phủ Mỹ "dàn dựng chuyến thám hiểm Apollo" và 31% tin phi hành gia Mỹ đã thực sự đặt chân lên Mặt trăng.
Bất chấp thành tựu mang tích lịch sử trong quá khứ, Mỹ hiện đang gặp khó trong chương trình quay trở lại Mặt trăng. Chương trình Artemis của NASA đã nhiều lần bị trì hoãn vì các sự cố khác nhau. NASA đặt mục tiêu đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng sớm nhất vào năm 2026.
Nguồn: [Link nguồn]
Module tàu vũ trụ Thường Nga-6 của Trung Quốc hôm 25/6 đã quay trở về Trái đất thành công, hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi lần đầu tiên thu thập mẫu vật từ phần tối của Mặt trăng. Đây được coi là bước tiến lớn trong chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc, theo CNN.