Nga và Ukraine đang sử dụng những loại máy bay nào để tấn công lẫn nhau?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Đã 5 tháng trôi qua kể từ khi Nga tấn công Ukraine nhưng đến nay không bên nào đạt được ưu thế trên không hoàn toàn. Điều này gây ngạc nhiên cho giới phân tích vốn tin rằng với lực lượng trên không lớn hơn và vượt trội về công nghệ, Nga sẽ áp đảo lực lượng Ukraine.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2 tới nay, không bên nào đạt được ưu thế trên không hoàn toàn. Điều này đã gây ngạc nhiên cho giới phân tích, những người tin rằng với lực lượng trên không lớn hơn và vượt trội về công nghệ, Nga sẽ áp đảo lực lượng Ukraine.

Quân nhân Ukraine tại tượng đài tiêm kích MiG-21 thời Liên Xô của Không quân Ukraine ở TP Vinnytsia (Ukraine) ngày 15-7. Ảnh: Maxym Marusenko/NurPhoto/ GETTY IMAGES

Quân nhân Ukraine tại tượng đài tiêm kích MiG-21 thời Liên Xô của Không quân Ukraine ở TP Vinnytsia (Ukraine) ngày 15-7. Ảnh: Maxym Marusenko/NurPhoto/ GETTY IMAGES

Năm tháng trôi qua, lực lượng phòng không và không quân của Ukraine tiếp tục chiến đấu chống lại sức mạnh trên không của Nga.

Nga dường như đã thu hẹp phạm vi hoạt động của nước này trong những tháng gần đây. Dù vậy, tính đến cuối tháng 7, giới quan sát đã ghi nhận Nga mất 36 máy bay chiến đấu còn Ukraine mất 35 máy bay.

Tổng thiệt hại có thể cao hơn nhưng những con số được ghi nhận ở trên vẫn cho thấy sự dữ dội của cuộc chiến trên không.

Kho vũ khí chồng chéo của Nga và Ukraine

Vì cả Nga và Ukraine trước đây thuộc Liên Xô và có một phần đáng kể cơ sở công nghiệp quốc phòng của Liên Xô nên hai nước có kho máy bay quân sự tương tự nhau.

Trước ngày 24-2, thời điểm Nga phát động tấn công Ukraine, loại máy bay chiến đấu có số lượng nhiều nhất trong kho vũ khí của Ukraine là MiG-29. Loại tiêm kích này cất cánh lần đầu vào năm 1977 và chính thức được Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1982.

Tiêm kích MiG-29SMT của Không quân Nga. Ảnh: Daniele Faccioli/Stocktrek Images/GETTY IMAGES

Tiêm kích MiG-29SMT của Không quân Nga. Ảnh: Daniele Faccioli/Stocktrek Images/GETTY IMAGES

Được phát triển nhằm đối phó các tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ, MiG-29 được thiết kế chủ yếu để không chiến. MiG-29 có thể đạt vận tốc tối đa 2.400 km/giờ và trần bay 18 km. Tiêm kích này có thể mang khoảng 3,6 tấn vũ khí trên 7 giá treo vũ khí, và một khẩu pháo tự động 30 mm với 150 viên đạn.

Tiêm kích Su-27 được phát triển cùng với MiG-29 và chính thức được Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1985. Đây là máy bay chiến đấu hoạt động đầu tiên của Liên Xô có điều khiển điện tử.

Su-27 chủ yếu là máy bay chiếm ưu thế trên không, mặc dù nó cũng có thể tiến hành các cuộc tấn công. Su-27 có tốc độ tối đa 2.400 km/giờ, trần bay hơn 18 km. Bên cạnh pháo tự động 30 mm với 150 viên đạn, Su-27 còn có 10 giá treo vũ khí cho phép máy bay mang hơn 4,4 tấn vũ khí.

Ukraine và Nga cũng đang sử dụng các máy bay tấn công tương tự, chủ yếu là Su-24 và Su-25 để tấn công lẫn nhau.

Tiêm kích Su-24 của Ukraine cất cánh tại căn cứ không quân Starokostyantyniv tháng 10-2018. Ảnh: GENYA SAVILOV/GETTY IMAGES

Tiêm kích Su-24 của Ukraine cất cánh tại căn cứ không quân Starokostyantyniv tháng 10-2018. Ảnh: GENYA SAVILOV/GETTY IMAGES

Được đưa vào sử dụng năm 1974, Su-24 là máy bay tấn công có thiết kế cánh cụp cánh xòe được dành cho các nhiệm vụ đánh chặn. Su-24 có vận tốc tối đa 1.610 km/giờ, trần bay khoảng 11 km, có thể mang 7,7 tấn vũ khí từ tên lửa cho tới bom dẫn đường, trên 9 giá treo vũ khí. Su-24 còn có thể mang pháo quay sáu nòng 23 mm với 500 viên đạn.

Su-25 được đưa vào hoạt động năm 1993. Là máy bay tấn công nhỏ hơn, Su-25 được thiết kế cho các nhiệm vụ tấn công trực tiếp và yểm trợ hỏa lực mặt đất. Loại tiêm kích này có vận tốc tối đa khoảng 965 km/giờ và trần bay 6,7 km.

Ngoài một khẩu pháo hai nòng 30 mm với 250 viên đạn, Su-25 có 10 giá treo vũ khí, có thể mang hơn 4 tấn vũ khí, bao gồm tên lửa, rocket, bom dẫn đường và bom thông thường, thậm chí cả pháo bổ sung. Su-25 còn có lớp giáp bằng thép và titan dày từ 6 mm đến 25 mm bọc xung quanh buồng lái, các bộ phận của thân máy bay, cánh cũng như các bình nhiên liệu tự hàn kín.

Tiêm kích Sukhoi Su-25. Ảnh: Marina Lystseva/TASS/ GETTY IMAGES

Tiêm kích Sukhoi Su-25. Ảnh: Marina Lystseva/TASS/ GETTY IMAGES

Su-25 được mệnh danh là “xe tăng bay”, thường được so sánh với chiếc A-10 của Không quân Mỹ.

Hiệu suất chiến tranh

Vào ngày 24-2, số lượng máy bay chiến đấu có thể bay được của Ukraine là khoảng 37 chiếc MiG-29, 34 chiếc Su-27, 31 chiếc Su-25 và 14 chiếc Su-24M.

Một số máy bay của Ukraine đã hoạt động sớm trong cuộc xung đột. Những chiếc Su-24 và MiG-29 của Ukraine đã hỗ trợ các hoạt động xung quanh sân bay Hostomel khi lính nhảy dù của Nga nỗ lực chiếm nơi đây. Những chiếc Su-27 cũng được phát hiện xung quanh thủ đô Kiev cùng với một vài chiếc MiG-29, có khả năng đang cố gắng đánh chặn máy bay và tên lửa của Nga.

Tuy nhiên, hệ thống phòng không di động và máy bay của Nga đã gây thiệt hại cho phía Ukraine. Tính đến nay, 35 máy bay chiến đấu của Ukraine được xác định bị phá hủy gồm 11 chiếc MiG-29, 11 chiếc Su-24, bốn chiếc Su-27, tám chiếc Su-25 và một máy bay chưa được xác định.

Một số tổn thất là do hỏa lực thân thiện vì các hệ thống phòng không mặt đất rất khó phân biệt được đâu là máy bay của quân Ukraine và đâu là máy bay của Nga.

Một tiêm kích Su-34 của Nga bị bắn rơi tại khu dân cư Chernihiv của Ukraine hôm 22-4. Ảnh: Nicola Marfisi/AGF/Universal Images Group/ GETTY IMAGES

Một tiêm kích Su-34 của Nga bị bắn rơi tại khu dân cư Chernihiv của Ukraine hôm 22-4. Ảnh: Nicola Marfisi/AGF/Universal Images Group/ GETTY IMAGES

Bất chấp những tổn thất, Ukraine giờ đây có lẽ có nhiều máy bay hoạt động hơn so với khi bắt đầu cuộc chiến, vì các nước NATO đã cung cấp phụ tùng thay thế, điều này cho phép lực lượng Ukraine trang bị lại các khung máy bay đang cất trong kho.

Các tiêm kích và máy bay tấn công của Ukraine vẫn hoạt động trên tiền tuyến. Ukraine từng tuyên bố một chiếc MiG của nước này đã bắn hạ một tiêm kích Su-35 của Nga hôm 27-5, trong khi những chiếc Su-24 và Su-25 được phát hiện gần khu vực chiến đấu. Những chiếc Su-27 của Ukraine được phát hiện ném bom ở Đảo Rắn và có thể cũng đã tham gia các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở dầu khí của Nga gần bán đảo Crimea.

Nga đã tăng cường hoạt động trên không kể từ khi nổ ra chiến sự. Các máy bay chiến đấu của Nga thường được nhìn thấy hoạt động theo cặp và đôi khi theo nhóm bốn chiếc.

Những chiếc Su-25 của Nga được phát hiện thường xuyên nhất, có thể là bởi vì chúng thực hiện nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất. Do phải bay quá thấp nên những máy bay này thường bị hệ thống phòng không của Ukraine, đặc biệt là tên lửa vác vai hạ gục. Tính đến nay, 16 chiếc Su-25 của Nga đã bị bắn rơi và nhiều chiếc khác bị hư hỏng.

Máy bay riêng của Nga và Ukraine

Nga đã thực hiện các bước để hiện đại hóa lực lượng không quân nước này trong những năm gần đây, điều này giúp phân biệt phi đội Nga với không quân Ukraine. Máy bay chiến đấu mới nhất của Nga xuất hiện tại Ukraine là Su-30, Su-35 và Su-34, tất cả được phát triển từ khung máy bay Su-27.

Tiêm kích Sukhoi Su-30. Ảnh: Sergei Karpukhin/REUTERS

Tiêm kích Sukhoi Su-30. Ảnh: Sergei Karpukhin/REUTERS

Su-30 được đưa vào sử dụng năm 1996 và Su-35 được đưa vào sử dụng năm 2014. Cả hai loại máy bay này được xếp vào loại máy bay chiếm ưu thế trên không nhưng cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác. Su-30 và Su-35 còn có động cơ vector lực đẩy, mang lại cho chúng khả năng nhào lộn vốn là một lợi thế chính trong chiến đấu trên không.

Su-30 có vận tốc tối đa 2.092 km/giờ và trần bay 17 km. Ngoài một khẩu pháo tự động 30 mm với 150 viên đạn, Su-30 còn có 12 giá treo vũ khí có thể mang hơn tám tấn vũ khí. Su-35 được trang bị vũ khí tương tự và có thể đạt tới vận tốc 2.400 km/giờ và trần bay 18 km.

Cũng được đưa vào sử dụng năm 2014, Su-34 là tiêm kích bom, được thiết kế để thay thế Su-24 đã cũ. Với vận tốc tối đa khoảng 1.770 km/giờ và trần bay khoảng 15 km, Su-34 có thể mang 9 tấn vũ khí trên 12 giá treo vũ khí, và có một khẩu pháo tự động 30mm với 180 viên đạn.

Đến nay, 4 chiếc Su-30 đã bị bắn rơi, và ít nhất có thêm một chiếc nữa bị phá hủy dưới mặt đất. Một chiếc Su-35 được trang bị tên lửa chống bức xạ cũng đã bị bắn hạ. 11 chiếc Su-34 cũng được xác nhận bị bắn rơi. 3 máy bay bị phá hủy khác vẫn chưa được xác định.

Giới chức Nga và truyền thông nhà nước Nga từng tuyên bố rằng tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 đã được triển khai tham chiến tại Ukraine, gồm cả việc phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra nghi ngờ về tuyên bố Su-57 đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc xung đột.

Như trong các cuộc xung đột khác gần đây, máy bay không người lái (UAV) đã đóng vai trò nổi bật tại Ukraine. Giới quan sát đã ghi nhận đến nay 50 UAV của Nga và 23 UAV của Ukraine đã bị bắn hạ trong cuộc xung đột.

UAV của Nga được biết đến nhiều nhất là Orlan-10. Đây là UAV trinh sát cỡ nhỏ, được sử dụng để phát hiện mục tiêu, bắn đạn pháo trực tiếp và thậm chí thả bom nhỏ. Nga cũng vận hành UAV Kronshtadt Orion, loại UAV trinh sát cỡ lớn, đã từng tấn công các mục tiêu của Ukraine.

Ukraine đã sử dụng UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để tấn công các mục tiêu của Nga và trinh thám các hoạt động của Nga. Tuy nhiên việc sử Ukraine sử dụng UAV để đối phó Nga suy giảm hiệu quả khi lực lượng Nga cải thiện khả năng phòng thủ.

Siêu vũ khí bí ẩn nhất của Nga khiến phương Tây tranh cãi kịch liệt

Siêu vũ khí bí ẩn nhất của Nga đã được phương Tây nêu tên cụ thể, và họ đang cảm thấy khá bối rối khi xem xét nó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tri Túc ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN