Nga và phương Tây tranh giành ảnh hưởng ở châu Phi

Lãnh đạo Nga, Pháp và Mỹ đang hướng tới châu Phi để tranh giành sự ủng hộ của các nước ở đây với lập trường của họ trong xung đột ở Ukraine. Một số người cho rằng, đây là một cuộc cạnh tranh căng thẳng nhất để giành ảnh hưởng tại châu Phi kể từ Chiến tranh Lạnh. 

Tổng thống Uganda Yowerei Museveni (áo trắng, cầm mũ) tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thành phố Entebbe, Uganda, hôm 26/7. Ảnh: AP

Tổng thống Uganda Yowerei Museveni (áo trắng, cầm mũ) tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thành phố Entebbe, Uganda, hôm 26/7. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều đang có chuyến thăm tới nhiều nước châu Phi khác nhau trong tuần này. 

Samantha Power, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế (Mỹ), cũng đã đến Kenya và Somalia vào tuần trước. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, dự kiến sẽ tới thăm Ghana và Uganda vào tuần tới. 

"Như thể đang có một cuộc Chiến tranh Lạnh đang xảy ra ở châu Phi vậy. Các cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng ở đây", William Gumede, giám đốc Democracy Works - một tổ chức chuyên thúc đẩy việc quản trị dân chủ trong khu vực, nhận định. 

Trong chuyến công du châu Phi, Ngoại trưởng Nga cáo buộc phương Tây là nguyên nhân dẫn đến giá lương thực tăng cao, trong khi các lãnh đạo phương Tây cáo buộc điện Kremlin sử dụng lương thực như một vũ khí và châm ngòi xung đột ở Ukraine. 

Dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga đã nỗ lực để giành được sự ủng hộ của các nước châu Phi trong nhiều năm gần đây. "Giờ đây, nỗ lực đó của Moscow đang ở giai đoạn cao trào", ông Gumede nói. 

Theo AP, ảnh hưởng của Moscow ở châu Phi được thể hiện vào tháng 3 khi cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc diễn ra, liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Có 25 quốc gia châu Phi đã bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu lên án chiến dịch quân sự của Moscow. 

Ngoại trưởng Nga trong tuần này đã tới thăm Ai Cập, Congo, Uganda và Ethiopia, đồng thời cam kết hữu nghị và quy trách nhiệm cho Mỹ cùng các nước châu Âu khiến giá lương thực tăng cao bằng cách theo đuổi các chính sách môi trường "liều lĩnh". Ông Lavrov cũng cáo buộc phương Tây tích trữ lương thực trong đại dịch Covid-19. 

Ông Lavrov được Tổng thống Uganda Yoweri Museveni tiếp đón nồng nhiệt. Dù nhiều năm là đồng minh của Mỹ, nhưng ông Museveni không chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Uganda thậm chí còn cho rằng động thái của ông Putin là có thể hiểu được trong bối cảnh Ukraine nằm trong vùng ảnh hưởng của Moscow. 

Ngoại trưởng Nga lên tiếng ủng hộ việc cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhằm trao cho các nước châu Phi những vị trí thường trực và ảnh hưởng lớn hơn trong tổ chức này. 

Nga cũng đang muốn thu hút dư luận châu Phi thông qua đài truyền hình RT. Đài RT đã thông báo sẽ mở một văn phòng mới ở thành phố Johannesburg, Nam Phi. 

Samantha Power, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế (Mỹ) trong chuyến thăm Kenya hôm 23/7. Ảnh: AP

Samantha Power, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế (Mỹ) trong chuyến thăm Kenya hôm 23/7. Ảnh: AP

Trong chuyến công du châu Phi của mình, Tổng thống Pháp Macron cáo buộc điện Kremlin sử dụng RT để tranh thủ sự ủng hộ của các nước châu Phi về xung đột ở Ukraine. Ông Macron còn chỉ trích Moscow cản trở việc xuất khẩu ngũ cốc ở Ukraine. 

"Họ là những người đã ngăn cản việc xuất khẩu ngũ cốc ở Ukraine", Tổng thống Pháp tuyên bố trong chuyến thăm tới Benin - một quốc gia ở Tây Phi. Tổng thống Pháp còn tới thăm Cameroon và Guinea-Bissau trong hành trình công du châu Phi. 

Samantha Power, người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế (Mỹ), đã có mặt ở đông Phi để cam kết viện trợ, giúp khu vực này đối phó nạn đói trong bối cảnh hạn hán kéo dài nhiều năm. Bà Power cũng không ngừng chỉ trích Nga. 

"Bằng cách ngăn cản Ukraine xuất khẩu ngũ cốc và hạn chế buôn bán phân bón của Nga, Moscow đã gây ra nỗi đau cho người dân Kenya và các nước khác trên thế giới", bà Power chỉ trích. 

Cố vấn an ninh Anh cảnh báo phương Tây về ”lỗ hổng” nguy hiểm trong quan hệ với Nga, TQ

Một cố vấn an ninh quốc gia Anh cho biết các kênh ngoại giao ngầm giữa phương Tây với Nga và Trung Quốc đã không còn hoạt động tốt như trước

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bằng Lâu - AP ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN