Nga và Mỹ chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ đối phó Trung Quốc
Nga là đối tác quốc phòng truyền thống của Ấn Độ, nhưng Mỹ cũng muốn mở rộng bán vũ khí cho Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Ấn Độ.
Theo SCMP, Ấn Độ hồi tuần trước thông báo mua 33 chiến đấu cơ Nga và nâng cấp 59 chiếc khác, tổng trị giá đơn hàng lên tới 2,4 tỉ USD. Ấn Độ cũng hối thúc Nga sớm bàn giao các tổ hợp tên lửa phòng không tối tân S-400 trị giá hợp đồng 5,43 tỉ USD.
Giới chức Ấn Độ muốn mở rộng hợp tác, mua thêm vũ khí Mỹ vì dù Nga là đối tác truyền thống, mối quan hệ Nga-Trung nồng ấm luôn khiến Ấn Độ cảnh giác.
Trong khi đó, Mỹ đang muốn mở rộng quan hệ với Ấn Độ, tăng cường bán vũ khí cho Ấn Độ, sẵn sàng tạo ngoại lệ khi Ấn Độ là đối tác mua vũ khí Nga.
Ấn Độ hiện là quốc gia chi mạnh tay nhất trên thị trường vũ khí quốc tế. Trong 10 năm gần đây, Ấn Độ mua vũ khí nước ngoài lớn hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Kể từ năm 2000, Nga đã bán cho Ấn Độ giá trị vũ khí tương đương 35 tỉ USD. Các vũ khí chủ lực của Ấn Độ hiện nay đều là vũ khí Nga, bao gồm tàu sân bay INS Vikramaditya, tiêm kích hạm MiG-29, trực thăng Ka-31, tàu ngầm hạt nhân Chakra II hay xe tăng T-90 và T-72.
Nga cũng ưu ái chuyển giao dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ Su-30MKI và hợp tác cùng Ấn Độ sản xuất tên lửa BrahMos.
Ngược lại, kể từ năm 2000, Mỹ mới chỉ bán vũ khí cho Ấn Độ tương đương 3,9 tỉ USD. Nhưng con số này được dự báo sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới.
Thủ tướng Ấn Độ Nadrendra Modi đã công khai mong muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ sung các trực thăng tấn công Apache cho Ấn Độ để đối phó Trung Quốc.
“Nga đang thu lời lớn trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn. Tôi nghĩ rằng Mỹ không muốn đứng ngoài cuộc. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn bỏ qua đối tác mua vũ khí hàng đầu như Ấn Độ”, chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Hong Kong, nhận định.
Trực thăng Apache do Mỹ sản xuất được Ấn Độ đưa đến ở vùng tranh chấp với Trung Quốc.
Theo đạo luật CAATSA có hiệu lực năm 2017, Mỹ sẽ trừng phạt các quốc gia mua vũ khí Nga có trị giá đơn hàng lớn hơn 15 triệu USD. Nhưng Mỹ cho đến nay chưa có động thái trừng phạt Ấn Độ.
“Tôi cho rằng Mỹ sẽ coi Ấn Độ là ngoại lệ, vì tiềm năng mua vũ khí Mỹ của New Delhi là rất lớn”, ông Song nói. “Người Nga chắc chắn không muốn để mất đối tác quốc phòng truyền thống vào tay Mỹ”.
Mỹ hiện đang cân nhắc thiết kế phiên bản chiến đấu cơ F-16 riêng cho Ấn Độ, giống như Israel có phiên bản F-16I. Washington thậm chí có thể chuyển giao cả dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ F-16. Nhưng việc Ấn Độ mua tên lửa S-400 của Nga có thể là rào cản lớn.
Các trực thăng Apache và Chinook do Mỹ sản đã xuất hiện ở biên giới tranh chấp Trung-Ấn trong thời gian qua.
Trung Quốc chỉ muốn căng thẳng với quốc gia láng giềng Ấn Độ giới hạn ở phạm vi tranh chấp biên giới, nhưng Ấn Độ...
Nguồn: [Link nguồn]