Nga: Ukraine cần nhượng bộ để kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt

Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy nói rằng chiến dịch quân sự chỉ kết thúc khi Ukraine chấp nhận nhượng bộ.

Trả lời phỏng vấn với Unherd News hôm 12/5 (giờ địa phương), phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine có thể kéo dài vì hành động của các nước phương Tây nhưng khẳng định điều này sẽ không làm thay đổi hướng đi và ngăn cản Moscow hoàn thành các mục tiêu của mình.

Cụ thể, ông Polyanskiy nói: "Nếu các nước phương Tây cố gắng đổ thêm dầu vào lửa trong xung đột Ukraine, tất nhiên nó có thể kéo dài trong một thời gian nhưng nó sẽ không thay đổi toàn bộ nhịp độ của chiến dịch. Động thái này sẽ không ngăn cản được Nga để đạt được các mục tiêu đã đề ra".

Phó đại diện thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy. Ảnh: UN

Phó đại diện thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy. Ảnh: UN

Nhà ngoại giao Nga cho biết thêm rằng chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ chỉ kết thúc vào thời điểm Ukraine "thừa nhận thực tế rằng họ cần nhượng bộ", trải qua quá trình phi phát xít hóa và phi quân sự hóa và "chấp nhận người dân ở phía Đông đất nước cũng có quyền sống cuộc sống mà họ muốn".

Trước đó, ngày 24/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine để đáp lại đề nghị giúp đỡ từ những người đứng đầu phe ly khai ở Donbas. Khi ấy, Moscow khẳng định Nga không có kế hoạch chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine mà mục đích chính của họ là phi quân sự hóa và phi quốc xã hóa nước láng giềng.

Sau động thái trên, Mỹ và các đồng minh đã quyết định cách áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Nga, đồng thời bắt đầu viện trợ vũ khí quân sự để giúp Ukraine trong cuộc xung đột.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine muốn gia nhập EU

Nga coi việc Ukraine muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) tương tự như việc nước này muốn gia nhập NATO.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo TASS) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN