Nga tuyên bố có thể nối lại các vụ thử hạt nhân

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nga không loại trừ khả năng nối lại các vụ thử hạt nhân, việc mà nước này đã không tiến hành kể từ ngày Liên Xô sụp đổ, Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov nói.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. (Ảnh: Tass)

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. (Ảnh: Tass)

Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn với Tass ngày 30/11, rằng liệu Mátxcơva có xem xét việc nối lại các vụ thử hạt nhân như một phản ứng đối với hành động leo thang của Mỹ hay không, ông Ryabkov trả lời rằng "vấn đề này đang được thảo luận".

"Tôi không muốn nói trước điều gì. Nhưng tình hình khá phức tạp. Chúng tôi liên tục xem xét mọi khía cạnh", ông Ryabkov nói.

Mặc dù là một cường quốc hạt nhân, nhưng nước Nga hiện đại chưa từng tiến hành thêm vụ thử hạt nhân nào kể từ vụ thử gần nhất năm 1990, trước khi Liên Xô sụp đổ.

Mỹ - đối thủ hạt nhân chính của Nga - đã tiến hành cuộc thử nghiệm cuối cùng vào năm 1992. Sau đó, Mỹ chuyển sang các cuộc thử nghiệm mô phỏng trên máy tính và thử nghiệm mức độ thấp, không sử dụng đủ vật liệu phân hạch để tạo ra phản ứng tự duy trì. Cuộc thử nghiệm cuối cùng thuộc loại này diễn ra hồi tháng 5. Mátxcơva cho biết đang "xem xét kỹ lưỡng những gì diễn ra tại các địa điểm thử nghiệm của Mỹ".

Tổng thống Nga Vladimir Putin năm ngoái nói rằng Mátxcơva nên sẵn sàng tiếp tục thử hạt nhân nếu Mỹ làm điều này. "Chúng tôi biết chắc rằng một số người ở Washington đang cân nhắc tiến hành các cuộc thử nghiệm thực tế đối với vũ khí hạt nhân trong khi phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới", ông Putin nói vào thời điểm đó. "Tất nhiên, chúng tôi sẽ không phải là người đầu tiên làm điều này, nhưng nếu Mỹ tiến hành một cuộc thử nghiệm thì chúng tôi cũng sẽ làm như vậy".

Bình luận của ông Ryabkov được đưa ra sau khi Mỹ cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất, bất chấp cảnh báo của Mátxcơva rằng điều này sẽ dẫn đến leo thang xung đột nghiêm trọng. Nga đã trả đũa bằng cách tấn công một cơ sở phòng thủ của Ukraine bằng tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mới.

Trước đó, Nga cũng đã sửa đổi học thuyết hạt nhân, quy định những trường hợp buộc Mátxcơva phải đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Sergey Shoigu khuyên các nước phương Tây nên nghiên cứu học thuyết hạt nhân mới của Nga một cách cẩn thận. Ông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN