Nga – Triều Tiên có thể khiến Hàn Quốc thay đổi tính toán với Ukraine

Trong một nhà máy ở Hàn Quốc, dây chuyền sản xuất tự động và công nhân tay nghề cao đang nhanh chóng sản xuất những vũ khí mà có thể đóng vai trò to lớn ở Ukraine.

 Trong nhà máy sản xuất vũ khí của Hanwha Aerospace, Hàn Quốc. (Ảnh: JiJi)

Trong nhà máy sản xuất vũ khí của Hanwha Aerospace, Hàn Quốc. (Ảnh: JiJi)

Kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, nhà máy vũ khí Hanwha Aerospace ở thành phố Changwon, miền nam Hàn Quốc, tăng công suất lên 3 lần, các công nhân ở đây cho biết. Hàn Quốc hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí, trong bối cảnh những đồng minh truyền thống như Mỹ gặp khó khăn vì công suất hạn chế.

Chính sách lâu nay của Hàn Quốc khiến nước này không được bán vũ khí cho các quốc gia đang có xung đột. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này có thể thay đổi, khi Triều Tiên và Nga gần đây xích lại gần nhau và bị nghi ngờ là sẽ trao đổi vũ khí.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York ngày 20/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố: “Dù sức mạnh quân sự của các quốc gia khác nhau, bằng cách đoàn kết lại và kiên định tuân thủ các nguyên tắc của mình, chúng ta có thể ngăn chặn mọi hành động khiêu khích”.

Ông cũng kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà Nga là thành viên, cho rằng điều này sẽ “nhận được sự ủng hộ rộng rãi" nếu Mátxcơva cung cấp thông tin cho Bình Nhưỡng để đổi lấy vũ khí.

Hanwha Aerospace, nhà thầu quân sự lớn nhất của Hàn Quốc, đang chạy đua để kịp hoàn thành đơn đặt hàng những hệ thống lựu pháo K9 nặng 14 tấn và sử dụng 14 bánh xe để xuất sang Ba Lan. Lựu pháo này có tầm bắn 40km, xa hơn xe tăng, dù K9 cần đứng im khi bắn.

Ba Lan đặt 212 hệ thống K9 từ năm ngoái và Seoul đã bàn giao 48 chiếc. Tốc độ này “không ai có thể theo kịp”, Lee Kyoung-hun, quản lý sản xuất của Hanwha, khẳng định.

“Chúng tôi có thể bàn giao sản phẩm trong khung thời gian ngắn nhất có thể”, Lee khẳng định, và cho biết, cần 3-4 tháng để chế tạo một hệ thống lựu pháo từ nguyên liệu thô.

Seoul từ lâu đã có tham vọng lọt vào nhóm các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, cụ thể là vị trí thứ tư, sau Mỹ, Nga và Pháp. Tham vọng đó giờ có vẻ khả thi.

Seoul đã và đang xuất khẩu đạn pháo cho Washington, nhưng thỏa thuận về “người sử dụng cuối cùng” có thể cho phép Mỹ cung cấp đạn pháo cho Kiev.

Ngành công nghiệp vũ khí của Hàn Quốc có một lợi thế so với các quốc gia xuất khẩu vũ khí khác. Đó là “luôn sẵn sàng cho chiến tranh”, ông Choi Dong-bin, phó chủ tịch cấp cao của Hanwha Aerospace cho biết.

Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1950-1953 mới chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, chưa có thỏa thuận hòa bình, vì thế hai miền về danh nghĩa vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.

Ông Choi nói rằng điều này tạo nên lợi thế cho Hàn Quốc về sản xuất vũ khí, vì Seoul có năng lực sản xuất quy mô hàng loạt và dễ dàng mở rộng khi nhận được đặt hàng.

Ông Choi nói rằng vũ khí của Hàn Quốc đã được kiểm nghiệm trên chiến trường, ở khu vực biên giới có mức độ quân sự hóa cao nhất thế giới.

Vì chịu nhiều lệnh trừng phạt, Triều Tiên thiếu vũ khí và khí tài công nghệ cao như Hàn Quốc, nhưng vẫn dự trữ vũ khí từ thời Liên Xô.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vừa thăm Nga và gặp Tổng thống Vladimir Putin. Mỹ và các đồng minh cho rằng hai bên có thể đã ký thỏa thuận để Bình Nhưỡng cung cấp đạn pháo và tên lửa chống tăng cho Nga để đổi lấy công nghệ vệ tinh.

Các nhà quan sát cho rằng một thỏa thuận như vậy có thể thay đổi tính toán của Seoul, dẫn đến việc Hàn Quốc viện trợ vũ khí trực tiếp cho Ukraine.

Hàn Quốc cảnh báo Nga và Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 20-9 cho rằng nếu Nga giúp Triều Tiên tăng cường các chương trình vũ khí để đổi lấy sự hỗ trợ trong cuộc xung đột ở Ukraine thì đó sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - Japan Times, CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN