Nga tiết lộ chi tiết khoản viện trợ quân sự nước ngoài 'chảy' vào Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố số liệu thống kê chi tiết về khoản viện trợ quân sự mà các quốc gia cung cấp cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Các quân nhân Ukraine dỡ tên lửa chống tăng Javelin trong gói hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine. Ảnh: Reuters

Các quân nhân Ukraine dỡ tên lửa chống tăng Javelin trong gói hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine. Ảnh: Reuters

Theo cơ quan này, khoảng 54 quốc gia đã hỗ trợ Ukraine, với tổng số tiền lên tới 203 tỷ đô la Mỹ.

Ngoài ra, có hơn 500 vật thể không gian của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang hoạt động phục vụ nhu cầu của Kiev. Trong đó có 70 vệ tinh giám sát quân sự, còn lại là vệ tinh thương mại có thể sử dụng vào nhiều mục đích.

Quân đội Ukraine hiện đang dựa vào hơn 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink từ công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các quốc gia khác đã cung cấp cho Kiev hơn 1.600 đơn vị tên lửa và pháo binh, hơn 200 hệ thống phòng không, khoảng 5.220 xe tăng và xe bọc thép, cùng hơn 23.000 máy bay không người lái.

Hơn 13.500 lính đánh thuê nước ngoài đã đến Ukraine để chiến đấu cho Kiev. Trong số này có khoảng 8.500 người từ châu Âu và hơn 2.700 người từ Bắc và Nam Mỹ, số còn lại đến từ châu Á và châu Phi.

Giới chức Nga ước tính rằng tổng cộng 5.900 chiến binh nước ngoài đã thiệt mạng, trong khi hơn 5.600 người đã rời khỏi chiến trường. Số lượng lính đánh thuê nước ngoài trong hàng ngũ quân đội Ukraine hiện ở mức hơn 1.900 người.

Cuối tháng 11, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố quân đội Ukraine sẽ chuyển từ tấn công sang xây dựng công sự, đồng thời thừa nhận cuộc phản công chưa đạt được thành công như mong đợi. Mátxcơva ước tính Kiev đã mất 16.000 thiết bị hạng nặng, bao gồm nhiều khí tài do phương Tây cung cấp, trong chiến dịch phản công.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đều nói rằng các lực lượng Nga đang nắm thế chủ động trong cuộc xung đột. Tháng trước, quân đội Nga xác nhận đã giành được toàn bộ Maryinka, một thành trì quan trọng của Ukraine tại Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk.

Trong khi đó, dòng viện trợ quân sự nước ngoài tới Kiev đã giảm đáng kể những tháng gần đây. Tại Mỹ, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang phản đối nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm hỗ trợ thêm 60 tỷ đô la Mỹ cho Kiev, trong khi Hungary đã phủ quyết gói viện trợ kéo dài bốn năm trị giá 50 tỷ euro theo kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ukraine.

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba nói với CNN hôm thứ Tư (3/1) rằng chính quyền ở Kiev “không có kế hoạch B” nếu nguồn viện trợ của Mỹ không đến kịp thời.

Mátxcơva đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ, EU và các đồng minh của họ chuyển giao vũ khí cho Kiev sẽ không ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu trong chiến dịch quân sự mà sẽ chỉ làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa nước này với NATO. Theo các quan chức Nga, việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội Ukraine có nghĩa là các quốc gia phương Tây trên thực tế đã trở thành các bên tham gia cuộc xung đột.

Nguồn: [Link nguồn]

Ukraine “đặt tất tay“ vào khả năng Mỹ viện trợ

Trong buổi phỏng vấn với truyền thông Mỹ, Ngoại trưởng Ukraine đã bày tỏ rõ quan điểm về khả năng của phương Tây trong việc đáp ứng nhu cầu viện trợ của Kiev.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN