Nga thử nghiệm vaccine Covid-19 giai đoạn 3, khi nào người dân được tiêm chủng?

Lô vaccine Sputnik V sử dụng đại trà cho người dân sẽ chỉ xuất hiện sau khi Nga bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3, dự kiến bắt đầu trong vài ngày tới.

Nga sắp thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 giai đoạn 3.

Nga sắp thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 giai đoạn 3.

Alexander Gintsburg, giám đốc Viện Nghiên cứu Gamaleya - cơ quan phát triển vaccine Sputnik V, nói với hãng thông tấn Nga TASS rằng lô vaccine sử dụng đại trà cho người dân sẽ chỉ xuất hiện sau khoảng một tháng, kể từ khi bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3.

Không phải tất cả người dân Nga sẽ được tiêm chủng cùng một lúc, ông Gintsburg.

"Việc tiêm chủng đại trà sẽ có chút chậm trễ, do vaccine được sản xuất ra phải trải qua bước nghiên cứu hậu đăng ký. Phần còn lại của lô vaccine sau đó mới được bán phục vụ mục đích dân sự. Chậm trễ có thể từ hai, ba tuần đến một tháng", ông Gintsburg nói.

Trước đó, ông Gintsburg nói trên TASS rằng khoảng 10.000 người sẽ tham gia vào thử nghiệm giai đoạn 3. Thông thường, thử nghiệm giai đoạn này có thể kéo dài tới 6 tháng. Nhưng theo tuyên bố của ông Gintsburg, người dân Nga có thể được tiêm chủng ngay trong tháng 9 tới.

Ông Gintsburg giải thích lượng vaccine sản xuất phục vụ người dân sẽ được phân phát đều cho các vùng khác nhau.

Ông Gintsburg nói khó có thể dự đoán chính xác số lượng vaccine được sản xuất trong vài tuần tới. Nhưng nhờ vào nguồn ngân sách của chính phủ, tốc độ sản xuất vaccine sẽ được đẩy nhanh trong 1,5 đến 2 tháng tới, ông Gintsburg cho biết.

“Chúng tôi sẽ mở thêm 3-4 cơ sở sản xuất vaccine. Đến tháng 12, chúng tôi sẽ sản xuất được 4-5 triệu liều vaccine mỗi tháng. Mức độ sản xuất này đảm bảo cung cấp vaccine cho người dân Nga trong 9-12 tháng tới”, ông nói.

Hôm 11.8, Nga đã đăng ký vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Vaccine Sputnik V do Viện Nghiên cứu Gamaleya phát triển và thử nghiệm giai đoạn 2 đã kết thúc thành công.

Hôm 15.8, Bộ Y tế Nga thông báo bắt đầu sản xuất những lô vaccine đầu tiên, chủ yếu phục vụ các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu chống dịch.

Nga: Vắc xin Covid-19 ”không bỗng dưng mà có”, ấn định thời điểm thử nghiệm giai đoạn cuối

Alexander Gintsburg – Giám đốc viện Gamaleya – cho biết, kinh nghiệm quý báu từ việc nghiên cứu vắc xin Ebola và MERS đã giúp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - TASS ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN