Nga tập trận hạt nhân
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 29/10 tuyên bố khai màn cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược. Nội dung tập trận sẽ bao gồm các vụ phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Sputnik)
Tổng thống Putin nhấn mạnh, rằng bộ ba hạt nhân vẫn là yếu tố đảm bảo đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền quốc gia của Nga. Ngoài ra, nó cũng giúp duy trì "sự cân bằng hạt nhân và cán cân quyền lực trên thế giới".
"Với sự gia tăng căng thẳng địa - chính trị, cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro từ bên ngoài, quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, ông Putin nói và lưu ý rằng Mátxcơva có kế hoạch cải thiện tất cả các “thành phần” của bộ ba hạt nhân.
Nga tìm cách duy trì lực lượng hạt nhân của mình ở mức vừa đủ, nhưng sẽ không bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, Tổng thống Putin cho biết.
"Nga tái khẳng định lập trường nguyên tắc của mình, rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là phương án cuối cùng nếu cần đảm bảo an ninh quốc gia”, tổng thống Nga tuyên bố.
Theo ông Putin, 94% lực lượng chiến lược của Nga đã được trang bị những thiết bị hiện đại. Quân đội cũng sẽ nhận được những hệ thống tên lửa cố định và di động mới, có độ chính xác cao hơn và thời gian chuẩn bị phóng ngắn hơn so với các thế hệ trước. Các hệ thống mới sẽ có khả năng xuyên thủng phòng thủ tên lửa cao hơn. Ngoài ra, Hải quân Nga sẽ được cung cấp tàu ngầm nguyên tử mới và máy bay ném bom chiến lược hiện đại.
Ngày 14/10, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tiến hành cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn "Steadfast Noon".
Điện Kremlin khi đó cho biết, cuộc tập trận sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây trong bối cảnh xung đột Ukraine.
Mátxcơva cũng cáo buộc, hệ thống chia sẻ hạt nhân của NATO đi ngược lại tinh thần không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, Tổng thống Putin đề xuất cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga. Theo những thay đổi này, một hành động gây hấn chống lại Nga và đồng minh thân cận Belarus từ bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào - bao gồm cả Ukraine - "với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân" sẽ được coi là một "cuộc tấn công chung", có thể kích hoạt phản ứng hạt nhân.
Tổng thống Nga gọi tuyên bố của Ukraine về việc chế tạo vũ khí hạt nhân là hành động khiêu khích nguy hiểm và cảnh báo Kiev có thể hứng chịu phản ứng...
Nguồn: [Link nguồn]