Nga sáp nhập Crimea: Chiến dịch nhanh lẹ lạ lùng chưa từng thấy khiến phương Tây "ngã ngửa"

Để nắm quyền kiểm soát bán đảo Crimea, khi đó đang thuộc Ukraine, Nga đã thực hiện chiến dịch có thể nói là nhanh lẹ và độc đáo nhất trong lịch sử hiện đại, trước khi thế giới biết chuyện gì đã xảy ra.

Binh sĩ Nga không mang phù hiệu khi thực hiện nhiệm vụ ở bán đảo Crimea.

Binh sĩ Nga không mang phù hiệu khi thực hiện nhiệm vụ ở bán đảo Crimea.

Toàn bộ chiến dịch giành quyền kiểm soát Crimea của Nga diễn ra trong 1 tháng, gần như không hề gây đổ máu. 

Mãi đến ngày 18.3.2014, khi một nhóm các tay súng thân Nga tấn công căn cứ Ukraine ở thành phố Simferopol, thương vong đầu tiên mới xảy ra. Một sĩ quan Ukraine khi đó bị bắn chết và một người khác bị thương.

Cuối tháng 2.2014, hàng ngàn binh sĩ Nga bí mật được đưa tới các căn cứ trên bán đảo Crimea. Đây là các căn cứ Nga được phép hoạt động theo hiệp ước ký với Ukraine.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng là vào ngày 28.2.2014, khi các binh sĩ mặc quân phục không có phù hiệu, lập các chốt chặn ở Armyansk và Chongar. Đây là hai tuyến đường chính kết nối Ukraine với bán đảo Crimea.

Theo ghi nhận của phóng viên BBC, những binh sĩ lạ mặt chặn bất cứ ai muốn vượt qua chốt chặn, ngoại trừ những người địa phương sinh sống ở Crimea.

Binh sĩ Nga không mang phù hiệu, kiểm soát các tòa nhà chính quyền ở bán đảo Crimea năm 2014.

Binh sĩ Nga không mang phù hiệu, kiểm soát các tòa nhà chính quyền ở bán đảo Crimea năm 2014.

Đến ngày 2.3.2014, mọi chuyện gần như đã xong. Thế giới chờ đợi các tàu chiến Nga nổ súng tấn công Crimea. Nhưng toàn bộ chiến dịch đã được thực hiện bí mật.

Trong giai đoạn này, các binh sĩ không rõ danh tính chiếm nghị viện địa phương ở Crimea. Các đại biểu ở bán đảo này khẩn trương bỏ phiếu bầu ra nghị viện mới và thúc đẩy quá trình trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine, sáp nhập vào Liên bang Nga.

Những ngày đầu tháng 3, các binh sĩ Nga mặc quân phục không có phù hiệu, bắt đầu tiến vào giải giáp vũ khí tại các căn cứ Ukraine.

Ở vòng ngoài, những tình nguyện viên đến từ Moscow, mặc trang phục thông thường, có nhiệm vụ ngăn người dân tiếp cận các căn cứ quân sự của Ukraine.

Theo BBC, đó có thể là các quân nhân dự bị. Họ trông rất cứng rắn, rất dữ dằn nhưng cực kỳ kỷ luật, chỉ dọa dẫm chứ không tấn công dân thường.

Trong khi đó, hàng ngàn binh sĩ Ukranie tại các căn cứ ở bán đảo Crimea không thể liên lạc về trụ sở chỉ huy. Họ không biết phải tấn công hay hành động như thế nào, cũng không rõ người dân Crimea đứng về phe nào.

Toàn bộ chiến dịch chiếm bán đảo Crimea của Nga diễn ra trong 1 tháng.

Toàn bộ chiến dịch chiếm bán đảo Crimea của Nga diễn ra trong 1 tháng.

Thông điệp mà các đặc nhiệm Nga mặc quân phục không phù hiệu đưa ra rất rõ ràng, binh sĩ Ukraine chấp nhận đầu hàng có thể ở lại Crimea, hoặc chờ đợi để được về Ukraine. Ước tính 50% số binh sĩ Ukraine đóng quân tại Crimea đã đầu hàng.

Trong lịch sử thời hiện đại, Nga từng 3 lần phát động chiến tranh. Tại Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968 và Afghanistan năm 1979. Tất cả đều diễn ra ở thời Liên Xô, theo BBC

Các chiến dịch này diễn ra với quy mô lớn, huy động hàng ngàn xe tăng, thậm chí gây thương vong lớn. Nhưng Nga chiếm bán đảo Crimea theo cách rất khác, từng bước kiểm soát các lực lượng Ukraine, cô lập các căn cứ quân sự, thúc đẩy trưng cầu dân ý

Phần đông người dân sinh sống ở Crimea là người Nga và cuộc can thiệp của Nga vào bán đảo này dường như nhận được đa số sự ủng hộ, khác với các cuộc chiến trước đây.

Ngày 16.3.2014, 5 ngày sau khi tuyên bố độc lập khỏi Ukraine, nghị viện Crimea tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga. Kết quả cho thấy 97% người dân Crimea bỏ phiếu sáp nhập vào Nga, với tỉ lệ 83% người đi bầu. 

Crimea chính thức trở thành một phần lãnh thổ Nga vào ngày 18.3.2014, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh tại Moscow.

Ukraine, Mỹ và phương Tây đến nay tuyên bố không chấp nhận sự sáp nhập này, coi bán đảo Crimea là vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng.

Xe bọc thép Nga xô đổ hàng rào căn cứ quân sự Ukraine ở bán đảo Crimea.

Xe bọc thép Nga xô đổ hàng rào căn cứ quân sự Ukraine ở bán đảo Crimea.

Ngày 24.3.2014, Ukraine ra lệnh rút toàn bộ lực lượng vũ trang khỏi Crimea. Hai ngày sau, căn cứ quân sự cuối cùng của Ukraine và các tàu hải quân bị quân đội Nga kiểm soát, chính thức chấm dứt chiến dịch kéo dài hơn 1 tháng.

Theo các chuyên gia, để giành quyền kiểm soát Crimea một cách chớp nhoáng và gần như không đổ máu, Nga đã sử dụng học thuyết “Chiến tranh lai” (hybrid warfare). Đây là sự tổng hòa các biện pháp chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, trong đó quân sự chỉ giữ vai trò thứ yếu.

Đồng thời với chiến dịch ở Crimea, Nga tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất và tuyên bố sẵn sàng phát động một cuộc chiến toàn diện.

Nga đã huy động một số lượng lớn binh sĩ, và đưa một số lượng lớn các thiết bị quân sự tới vùng liên bang Ural, đánh lừa các cơ quan tình báo của NATO. “Đòn gió” của Nga đã làm các nước phương Tây không dám hành động. 

Mặt khác, chiến dịch bí mật sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 thành công vì tình báo NATO không theo dõi được hoạt động của Nga, cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen Nga, Đô đốc Igor Kasatonov, cho biết.

"Tại Crimea, trinh sát NATO đã bỏ lỡ mọi thông tin. Binh sĩ Nga tuân thủ nghiêm ngặt quy định không liên lạc qua radio. Ngoài ra, Nga đã sử dụng khéo léo căn cứ Sevastopol cùng đường vận tải để điều lực lượng vũ trang đến Crimea", Đô đốc Kasatonov nói năm 2015.

____________________

Là một trong số những quốc gia mạnh nhất tách ra sau khi Liên Xô sụp đổ, sức mạnh quân sự Ukraine ra sao so với Nga? Một cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể gây ra thương vong đến mức nào? Mời độc giả đón xem bài kỳ sau xuất bản lúc 0 giờ 30 phút ngày 20.12 trên mục Thế giới.

Nga cứng rắn chưa từng thấy với Ukraine: Mục đích thực sự của ông Putin?

Ukraine từng là một phần không thể tách rời của Nga trong lịch sử, ngày nay có xu hướng xích lại gần hơn với phương Tây,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN