Nga nói về trường hợp nối lại thử nghiệm vũ khí hạt nhân
Nga đặc biệt quan ngại việc Mỹ vẫn liên tiếp từ chối phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Dmitry Glukhov, đại diện phái đoàn thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc cho biết tại phiên họp của Đại hội đồng vào ngày 29/8.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 YARS có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga.
"Hiệp ước CTBT được các quốc gia ký vào ngày 24/9/1996, được coi là dấu hiệu cho thấy giai đoạn chạy đua thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã kết thúc. Nhưng sau hơn một phần tư thế kỷ, hiệp ước này vẫn chưa có hiệu lực vì các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chưa phê chuẩn", ông Glukhov phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhân Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân (29/8).
"Điều đặc biệt đáng quan ngại là Mỹ, quốc gia duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân và là quốc gia dẫn đầu về số vụ thử nghiệm hạt nhân, vẫn đang để ngỏ khả năng nối lại các cuộc thử nghiệm, liên tục từ chối phê chuẩn hiệp ước trong nhiều năm", ông Glukhov nói, theo hãng thông tấn Nga TASS.
"Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi không công nhận quyền đưa ra cáo buộc chống lại Nga của Mỹ", ông Glukhov nói. Đại diện Nga ám chỉ việc Washington quan ngại khả năng Moscow nối lại các vụ thử hạt nhân là không có cơ sở. Tháng 2/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, "một số người ở Washington đang nghĩ đến việc nối lại thử nghiệm hạt nhân và do đó, Nga nên sẵn sàng thử vũ khí hạt nhân nếu cần thiết".
"Thông điệp của Tổng thống Putin trong bài phát biểu trước Quốc hội được coi như một phản ứng trước 'những động thái không hề mang tính xây dựng của Mỹ'. Đó là tín hiệu phòng ngừa gửi tới Washington", ông Glukhov nhấn mạnh.
Đại diện phái đoàn thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc khẳng định Moscow không nối lại các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trừ khi Mỹ làm điều này trước.
Sau khi phát hiện mức độ chất gây bệnh vượt ngưỡng cho phép, một tướng Mỹ đã chỉ đạo "thực hiện các biện pháp khẩn cấp".
Nguồn: [Link nguồn]