Nga nói về mối quan hệ với Ukraine từ trước khi xảy ra xung đột
Điện Kremlin tuyên bố, không phải ở thời điểm hiện tại, Nga và Ukraine mới có thái độ kém thân thiện với nhau.
Xe tăng bị hỏng trong xung đột Nga – Ukraine (ảnh: CNN)
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn trên sóng truyền hình, người phát ngôn Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov – cho rằng, trước khi xung đột xảy ra, Ukraine đã luôn coi Nga là quốc gia thù địch, RT đưa tin hôm 3.4.
“Ukraine có thái độ rất thù địch đối với chúng tôi”, ông Dmitry Peskov nói.
Ông Dmitry Peskov cáo buộc, trong nhiều năm gần đây, Kiev có “chiến lược thù địch nhất quán” nhằm chống Nga và những cộng đồng dân cư nói tiếng Nga. Tuy nhiên, một số người lại “lầm tưởng” rằng Nga mới là bên gây hấn trước.
Ông Peskov lưu ý, Ukraine thậm chí còn đưa nguyện vọng gia nhập NATO vào hiến pháp và điều này khiến Moscow thực sự lo ngại về an ninh.
“Đó là quốc gia đã biến tiếng Nga thành ngôn ngữ hạng 2”, ông Peskov cáo buộc.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, Ukraine đã “làm ngơ” cho “tư tưởng Đức Quốc xã” phát triển và để những quan chức có thái độ thù địch Moscow tham gia bộ máy chính quyền.
“Tuy nhiên, Nga vẫn hy vọng tình hình hiện tại có thể thay đổi và Ukraine không còn giữ thái độ thù địch”, ông Peskov nói.
“Chúng tôi mong mỏi và hy vọng rằng, bằng cách này hay cách khác, tư tưởng thù địch sẽ biến mất ở Ukraine. Chúng tôi cũng hy vọng tiếng Nga cũng sẽ sớm khôi phục vị thế ở Ukraine. Không phải bởi nó là tiếng Nga mà vì ngôn ngữ này được sử dụng bởi hàng triệu, hàng chục triệu người Ukraine”, ông Peskov nói thêm.
Bình luận về những sức ép gần đây từ phương Tây, ông Peskov nhấn mạnh Nga sẽ bảo vệ chính mình và các đồng minh trước bất cứ mối đe dọa nào.
“Một cuộc tấn công nhằm vào bất kỳ thành viên nào của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đều sẽ bị coi là cuộc tấn công vào Nga. Sự hỗ trợ là tuyệt đối. Không ai nên nghi ngờ điều đó”, ông Peskov nói.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng cho rằng, bất chấp các lệnh từ phương Tây, việc Nga bị cô lập là không thể xảy ra.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi Lithuania tuyên bố ngừng nhập khẩu khí đốt Nga, 2 quốc gia khác là thành viên của EU cũng có động thái tương tự nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ...